Triển khai gói 62.000 tỉ đồng: Công khai số điện thoại để người dân tố giác khi phát hiện trục lợi

28/04/2020 15:05

Kinhte&Xahoi Chiều 27/4, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Tại một số địa phương, người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân và duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Thời gian qua, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước là sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để cứu người, coi con người là vốn quý nhất, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời chăm lo đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, để thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định 15 của Chính phủ, để chính sách hỗ trợ kịp thời đến đúng đối tượng,  MTTQ, ngành LĐ-TB&XH và các ngành có liên quan phải phối hợp chặt chẽ, tuyên truyền rộng rãi, phân công cụ thẻ, hướng dẫ rõ ràng, triển khai bài bản, công khai kết quả.

“Kinh nghiệm rút ra từ việc tổng rà soát chính sách đối với người có công với cách mạng, vai trò giám sát của nhân dân quan trọng, ở cơ sở làm đúng, sai nhân dân biết cả, vấn đề biết phát huy dân chủ để người dân phản ánh.

Thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến sai phạm thường do cán bộ chưa làm hết trách nhiệm, chưa công tâm, khách quan, chưa nắm chắc quy định” - ông Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Vì thế, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị MTTQ các cấp phối hợp với ngành LĐTB&XH thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Cụ thể, cần chặt chẽ, chính xác ngay trong xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách, danh sách tổng hợp phải rõ ràng từ tên tuổi, địa chỉ đến mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ. Công khai mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ qua phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết danh sách những nơi thuận lợi để nhân dân theo dõi, giám sát.

Đồng thời, phải cung cấp số điện thoại, địa chỉ email từ Trung ương đến cấp tỉnh, TP, quận, huyện, thị xã để nhân dân trực tiếp phản ánh. Có thể nhận phản ánh qua hòm thư tố giác để giữ bí mật cho người phản ánh, trả lời thoả đáng kiến nghị của người dân.

Yêu cầu công khai 3 số điện thoại của trưởng ban phong trào, trưởng ban dân chủ pháp luật, trưởng ban tuyên giáo để sẵn sàng giải đáp, góp ý phản ánh của nhân dân.

Ông Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị xác định rõ trách nhiệm từ việc kí văn bản, phê duyệt danh sách, biên bản làm việc, báo cáo kết quả, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, nhất là ngành LĐ-TB&XH các cấp, của bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng ban công tác mặt trận của công đoàn, đoàn thanh niên...

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gỡ vướng trong việc thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, nguyên tắc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 là hỗ trợ những người bị ảnh hưởng sâu, bị mất việc, giãn việc, thu nhập không bảo đảm mức sống tối thiểu.

Hà Nội: Cửa hàng kinh doanh không thiết yếu có thể sẽ được mở cửa theo giờ để phòng chống Covid-19

Nêu việc TP đang xây dựng hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, qua khảo sát thực tế, Hà Nội sẽ xây dựng khung giờ hoạt động cụ thể của các cửa hàng kinh doanh không thiết yếu để tránh tụ tập đông người...

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/trien-khai-goi-62000-ti-dong-cong-khai-so-dien-thoai-de-nguoi-dan-to-giac-khi-phat-hien-truc-loi/852101.antd