Tự bán nội tạng của mình có vi phạm pháp luật không?

28/10/2023 10:01

Kinhte&Xahoi Anh Việt Hòa (Hà Nội) hỏi: Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi muốn bán một bên thận của bản thân thông qua môi giới để đổi lấy một khoản tiền. Việc mua bán tự nguyện của tôi có vi phạm pháp luật không?

Luật sư Tống Thị Linh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội tư vấn: Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cấy ghép nội tạng được coi là hợp pháp, nhân đạo khi đáp ứng đủ các quy định tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Cụ thể như sau: Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; Không nhằm mục đích thương mại; Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, khoản 3 Điều 4 đã quy định cụ thể: Việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được coi là đúng pháp luật khi không nhằm mục đích thương mại.

Trong trường hợp anh Việt Hòa thông qua môi giới bán nội tạng để nhận được một số tiền nhất định là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, hiện chưa có chế tài cụ thể cho việc tự bán nội tạng dẫn đến chưa có sơ sở pháp lý để xử lý hành vi này.

Điều đáng chú ý trong câu hỏi của anh Việt Hòa là anh bán nội tạng thông qua môi giới. Theo khoản 3, khoản 4, khoản 8 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm là mua bán cơ thể người, mua bán xác, lấy ghép sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, quảng cáo, môi giới hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại.

Trong đó, người thực hiện hành vi môi giới cho người khác bán nội tạng sẽ được xác định ở vai trò đồng phạm và có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội danh “Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người”. Người thực hiện hành vi môi giới bị kết án có thể bị phạt tù từ 03 năm đến tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Văn Nguyên - Pháp luật Plus

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giải quyết cho được lo ngại của nhà đầu tư tham gia các dự án PPP

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thời gian qua các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc tham gia đầu tư các dự án giao thông đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Do đó, đề xuất của Chính phủ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án giao thông PPP sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc hiện nay.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/tu-ban-noi-tang-cua-minh-co-vi-pham-phap-luat-khong-d200236.html