Từ ngày 20/3, nạn nhân bom mìn được hỗ trợ mua thẻ BHYT

14/03/2019 15:07

Kinhte&Xahoi Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định số 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh vừa được Chính phủ ban hành

Theo đó, Nghị định quy định nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh có các quyền sau: Quyền được Nhà nước hỗ trợ y tế ban đầu, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm và bảo trợ xã hội. Con của các nạn nhân bom mìn vật nổ là trẻ em thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ học bổng, kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh được hưởng các quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

Về nội dung hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, Nghị định nêu rõ: Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua BHYT và được hưởng chính sách BHYT theo quy định về BHYT; hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng; được hỗ trợ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm; được hỗ trợ sinh kế và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.

Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh; hỗ trợ học tập đối với con của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Theo kết quả điều tra, đánh giá tại 11.134 xã của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước tính đến thời điểm tháng 12/2014, có 9.116 xã, phường hiện còn bị ô nhiễm bom mìn vật nổ ở các mức độ khác nhau chiếm 81,87%. Tổng diện tích đất đai bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ tính đến thời điểm tháng 12-2017 là trên 6,1 triệu ha, chiếm 18,71 % diện tích đất cả nước. Từ năm 1975 tới nay, bom mìn còn tồn sót đã làm hơn 40.000 người tử vong, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em.

Theo baodansinh.vn/Hoanhap

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Làm sao để công chức hưởng lương cao theo mô hình Singapore

Câu chuyện tăng lương công chức không hề mới mà luôn được nhắc tới trong các kỳ họp Quốc hội, sau đó tới các diễn đàn tranh luận khá nhiều, ý kiến đưa ra không ít nhưng chưa thể giải quyết hiệu quả được, đã 4 lần thực hiện không thành công. Nếu để công chức lương không đủ sống sẽ dẫn đến nhiều cái sai, hệ luỵ xấu dù người tài đức đến mấy họ cũng không thể cống hiến khi không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dẫn đến làm “kinh tế ngầm” và tiêu cực ảnh hưởng phát triển kinh tế.