Vì sao người lớn lại dễ bị nhiễm virus corona hơn trẻ em?

07/02/2020 20:25

Kinhte&Xahoi Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 22h00, ngày 6-2 số ca mắc và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên thế giới đã tăng lên 28.357, người mắc, 565 người tử vong. Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca dương tính với virus Corona. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, trong số hơn 28.000 người nhiễm virus Corona người lớn được cho là dễ nhiễm virus corona và triệu chứng cũng nặng hơn trẻ em. Ngoài ra, ghi nhận thực tế số bệnh nhân tại tâm dịch Vũ Hán cho thấy, số lượng nam giới nhiễm virus corona nhiều hơn bệnh nhân nữ.

Trên tạp chí New England Journal of Medicine, các nhà khoa học đã phân tích 425 người nhiễm virus Corona đầu tiên ở Vũ Hán và cho thấy không có bệnh nhân dưới 15 tuổi
 
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59 và người trẻ tuổi nhất tử vong là 36 tuổi
 
Điều này khiến các nhà khoa học so sánh với bệnh SARS, bởi vì dịch SARS cũng ít gặp ở trẻ em hơn người lớn
 
Một dẫn chứng là về bệnh cúm mùa, rất nhiều trẻ em ở Mỹ bị cúm mùa mỗi năm nhưng trẻ em ít có nguy cơ tử vong hơn người lớn khi mắc bệnh
 
Từ năm 2018 - 2019, có khoảng 7,6 triệu trẻ em từ 5 - 17 tuổi mắc cúm mùa nhưng chỉ có 211 tử vong. Trong khi đó có 11,9 triệu người lớn từ 18 - 49 tuổi mắc cúm và có tận 2.450 người tử vong
 
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân có thể do một vài yếu tố về sinh học, trẻ em ít nhiễm 2019-nCoV hơn
 
Hình thành miễn dịch: Theo chuyên gia nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện nhi Stony Brook ở New Yorrk cho biết thêm, trẻ em dễ mắc cúm, mắc các loại cảm lạnh thông thường và có thể hình thành miễn dịch nhất định nào đó
 
Trẻ em ở trường và được chăm sóc hàng ngày, đó là môi trường thuận lợi để lây bệnh. Có thể có một vài chủng virus Corona có thể phát triển nhưng không sống được lâu bởi vì trẻ đã có miễn dịch với virus
 
Trẻ em đôi khi khỏe hơn người lớn: Trẻ em thường được tiêm vắc xin loại mới và ít khi bị biến chứng khi mắc bệnh
 
Ít tiếp xúc mầm bệnh: Trẻ em được chăm sóc tốt hơn, môi trường thông thoáng sẽ giúp trẻ giảm khả năng nhiễm 2019-nCoV
 
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ em không nhiễm virus và không thể truyền bệnh
 
Điều quan trọng là chúng ta cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn chín, uống sôi và hoạt động thể chất đều đặn
 
Theo báo Vietnamnet, nhóm người lớn là đối tượng dễ nhiễm viêm phổi cấp do virus corona mới (2019-nCoV) bởi các nguyên nhân sau
 
Tiếp xúc mầm bệnh nhiều hơn: Người lớn tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh, đặc biệt khi nó bắt nguồn ở chợ hải sản, nơi người lớn thường xuyên qua lại để trao đổi, mua bán
 
Thường xuyên đến nơi đông người: Nhóm đối tượng người lớn thường xuyên đến nơi đông đúc, khép kín, không khí không lưu thông: công sở, văn phòng… sẽ khiến khả năng lây bệnh tăng nhiều hơn
 
Theo WTO, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn
 
Ngoài ra, theo tờ South China Morning Post, một nghiên cứu mới công bố cho thấy nam giới có nguy cơ nhiễm vi rút Corona mới (2019-nCoV) gây dịch viêm phổi Vũ Hán cao hơn nữ giới
 
Trong số, 99 bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp cấp do virus corona nhập viện từ ngày 1 – 20-1-2020 có số lượng bệnh nhân nam luôn lớn hơn nữ giới (bao gồm 67 nam và 32 nữ)
 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Làm gì để phòng chống dịch bệnh nCoV ở chung cư?

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra, người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, người dân sinh sống tại các khu chung cư nói riêng đã chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Link bài gốc https://anninhthudo.vn/doi-song/anh-vi-sao-nguoi-lon-lai-de-bi-nhiem-virus-corona-hon-tre-em/841930.antd#p-1