Vui Tết Độc lập, nhớ câu chuyện ngoại giao khôn khéo của Bác Hồ

04/09/2024 10:48

Kinhte&Xahoi Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhắc đến tấm gương sáng ngời để thế hệ mai sau học tập và noi theo. Sinh thời, Bác đã để lại nhiều bài học quý giá đối với ngoại giao Việt Nam, nhất là trong thời điểm khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Ảnh minh họa

 

Đầu tiên phải kể đến là đặt lợi ích chính đáng của dân tộc lên trên hết, đồng thời phải tôn trọng lợi ích dân tộc chính đáng của các nước khác, nhất là của các nước láng giềng. Đường lối này được Bác nêu rất rõ tại cuộc gặp kiều bào Pháp năm 1946: “Tôi đến nước Pháp mang đến cho quý vị món quà quý giá, không phải vật chất mà là khẩu hiệu: "Phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết".

 

Thứ hai, năm 1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa ra đời phải đối mặt với hàng ngàn khó khăn, thử thách như: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng chủ trương ngoại giao với tất cả các nước trên nguyên tắc "bình đẳng và tương trợ"; thuật ngoại giao là: "làm nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết".

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ ngoại giao: "Muốn làm gì cũng cần vì lợi ích dân tộc mà làm". Lợi ích chính đáng của dân tộc Việt Nam là hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân; lợi ích phát triển và phát huy ảnh hưởng.

Áp dụng vào thực tế, chúng ta luôn đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết, thể hiện qua các bản hiệp định: Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Tạm ước tháng 9 năm 1946, Hội nghị Geneva năm 1954,...

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Dacinco - Nhà thầu "quen" tại nhiều gói thầu dù nợ chồng chất

Dù liên tục trúng các gói thầu có giá trị lớn nhưng tài sản của Dacinco lại tăng chủ yếu từ… nợ. Kết thúc năm 2023, nợ phải trả của Dacinco cao gấp 10,4 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 91,2% tổng nguồn vốn công ty. Trong đó, nợ vay đạt 828 tỷ đồng, cao gấp 1,84 lần vốn.

Cần khẩn trương di dời các nhà máy ra khỏi nội đô

Tình trạng chậm di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô là do nhiều yếu tố, trong đó có sự thiếu thống nhất và quyết tâm cao từ các cấp chính quyền trong việc thực thi việc di dời. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời.

https://nguonluc.com.vn/vui-tet-doc-lap-nho-cau-chuyen-ngoai-giao-khon-kheo-cua-bac-ho-a17304.html