Bắc Giang: Phát hiện, tiêu huỷ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

26/03/2023 10:28

Kinhte&Xahoi Kinh doanh gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ một cơ sở ở Bắc Giang bị phạt 12 triệu đồng và tang vật bị tịch thu tiêu huỷ.

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Giang cho biết, ngày 23/3/2023, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Bắc Giang và Công an huyện Lạng Giang đột xuất kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Đức Chung (trú tại xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

Phát hiện, tiêu huỷ gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ  ở Bắc Giang. 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 1 tấn thực phẩm gồm: Xương lợn, chân gà rút xương và thịt bò.

Làm việc với lực lượng chức năng, chủ hộ kinh doanh đã thừa nhận hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Chung với số tiền 12 triệu đồng về hành vi vi phạm nêu trên; đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm theo quy định pháp luật.

Hàng vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sẽ bị xử lý hành chính theo quy định; tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.


Xuân Thành - Pháp luaath Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Ngập tràn ưu đãi, đa dạng hoạt động

Hôm nay (23-3), Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 bắt đầu diễn ra với nhiều hoạt động hưởng ứng, bên lề hấp dẫn. Nhiều sản phẩm du lịch mới, các tour kích cầu giảm giá đã được các đơn vị chuẩn bị để giới thiệu tới du khách vào ngày khai mạc (24-3). Bên cạnh đó, hơn 1.000 đơn vị lữ hành của Hà Nội và cả nước đã tổ chức hoạt động kết nối, liên kết, sẵn sàng “Cùng nhau trở lại” để góp sức tăng tốc cho du lịch Thủ đô.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/bac-giang-phat-hien-tieu-huy-gan-1-tan-thuc-pham-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-d191685.html