'Biển người" đi vãn cảnh chùa Tam Chúc đầu xuân Canh Tý

30/01/2020 09:15

Kinhte&Xahoi Hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đã về Hà Nam để vãn cảnh chùa Tam Chúc dù cho tới ngày 12 tháng Giêng mới chính thức khai hội.

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh và gắn với truyền thuyết "Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh". Theo truyền thuyết, 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc xuất hiện đốm sáng tựa như 7 ngôi sao sáng lấp lánh suốt đêm ngày. Dân làng gọi đó là núi "Thất Tinh" và chùa ở đây cũng được gọi là chùa Thất Tinh. Sau đó, có người đã đến núi nhằm lấy cắp đi 7 ngôi sao đặc biệt đó và họ đã chất củi thành nhiều đống lớn đốt trong nhiều ngày và kết quả là làm cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi và chỉ còn lại 3. Chính vì thế chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao hay còn gọi là chùa Tam Chúc cũng từ đó. Ảnh internet

Theo giới thiệu, Khu du lịch Tam Chúc (nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) là một điểm đến tâm linh dù mới đi vào hoạt đông nhưng đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất khu vực miền Bắc dịp Tết Canh Tý 2020 này. Tam Chúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa ngàn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Ảnh Thanh Tuấn
 
Theo Ban tổ chức, lễ hội chùa Tam Chúc được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm để nhân dân và phật tử có điều kiện về chiêm bái, vãn cảnh. Năm nay, lễ hội chùa Tam Chúc sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 5/2, tức 12 tháng Giêng âm lịch. Mặc dù, còn hơn 1 tuần nữa mới tới chính lễ, nhưng theo ghi nhận của PV,  hàng vạn du khách đã đổ về Khu du lịch Tam Chúc để du xuân.
 
Được biết, năm nay tại Chùa Tam Chúc có dịch vụ du thuyền trên hồ, mặc dù chỉ đi khoảng 500m nhưng có giá vé là 200.000 đồng/lượt. Tuy vậy, du khách vẫn chen chúc nhau để được lên thuyền vãn cảnh…
 
Ảnh Linh Hương. Hàng ngàn người đã phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để xếp hàng.
 
Nhiều người ví rằng "đông như quân Nguyên" để diễn tả cảnh người người chen chân lên thuyền. Ảnh Quỳnh Lê. 
 
Chùa Tam Chúc về đêm. Ảnh Cong Hieu Art
 
(Trong bài có sử dụng một số hình ảnh của đồng nghiệp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Truyền thống ăn Tết lạ của các dân tộc Việt

Ngoài những phong tục đón tết truyền thống với "Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh. Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ", Việt Nam còn có những phong tục độc đáo, đặc sắc mà không phải ai cũng biết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/bien-nguoi-di-van-canh-chua-tam-chuc-dau-xuan-canh-ty-d116063.html