Các nguồn tiền để địa phương sử dụng trả lương trong năm 2021

09/01/2021 10:13

Kinhte&Xahoi Theo Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài Chính có 10 nguồn để các địa phương thực hiện tiền lương năm 2021.

Ảnh minh họa

Cụ thể, nguồn thứ nhất là 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2020 thực hiện so với dự toán, (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết); Tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; 

Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã; thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải) được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thứ hai là, 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thứ ba là, 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thứ tư là, 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định;

Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) dự toán năm 2020 so với dự toán năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thứ năm là 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; Thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; 

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải) dự toán năm 2021 so với dự toán năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thứ sáu là, 50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn thứ bảy là nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 chưa sử dụng hết chuyển sang. Nguồn thứ tám là 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2017 đã được cấp có thẩm quyền giao.

Nguồn thứ chín là 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2021 so dự toán năm 2017 theo Quyết định giao dự toán năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nguồn cuối cùng là sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2021. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.

Cũng theo thông tư, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương không cân đối được nguồn theo chế độ quy định để thực hiện các chính sách về tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.

Sau khi cân đối nguồn để thực hiện cải cách tiền lương nêu trên, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do trung ương ban hành.

Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương để đảm bảo nguồn thực hiện các chính sách về tiền lương, an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017-2020.

 Hải Thanh - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gan ngỗng béo Pháp “ngấm đòn” dịch Covid-19

Gan ngỗng béo (foie gras) là món ăn được mệnh danh là “linh hồn của nghệ thuật ẩm thực Pháp”, là món ăn Pháp được Nữ hoàng Anh Elizabeth yêu thích nhất. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đang khiến món ăn này bị đe dọa.

Những người bán quần áo dạo trong giá rét

Thời tiết giá rét, nhiều tiểu thương ở Hà Nội tranh thủ mang quần áo ra các vỉa hè bán dạo cho khách hàng qua đường. Để bươn trải mưu sinh, họ chấp nhận khói bụi, trần mình trong cái lạnh buốt giá.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/cac-nguon-tien-de-dia-phuong-su-dung-tra-luong-trong-nam-2021-d145627.html