Chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển

14/09/2022 14:33

Kinhte&Xahoi Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có văn bản gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam và thời tiết nguy hiểm trên biển.

Tàu thuyền hoạt động trên Biển Đông (Ảnh minh họa)

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/9, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), Bình Thuận đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Chiều 14/9 khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.

Để chủ động ứng phó với gió mùa Tây Nam đang hoạt động và thời tiết nguy hiểm trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố triển khai theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo gió mùa Tây Nam và diễn biến thời tiết trên biển.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố cần thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Cùng với đó, các đơn vị phải sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống. Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

 Thanh Tùng - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long"

Nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Công ước 1972; 20 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long (2002-2022), chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành khai mạc Trưng bày thường xuyên có chủ đề "Báu vật Hoàng cung Thăng Long".

Lịch sử ngàn năm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là biểu tượng của lịch sử, văn hóa Đại Việt và Thăng Long - Hà Nội suốt 13 thế kỷ liên tục, từ thời Đại La đến Thăng Long rồi Hà Nội ngày nay.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chu-dong-ung-pho-voi-gio-mua-tay-nam-va-thoi-tiet-nguy-hiem-tren-bien-205673.html