Đấu thầu thuốc tập trung quốc gia: Cần phải xây dựng được thể chế rõ ràng

15/12/2021 10:30

Kinhte&Xahoi Đó là một trong những vấn đề được các chuyên gia quan tâm đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết Công tác đấu thầu thuốc do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thí điểm tổ chức thực hiện diễn ra vừa qua.

Ảnh minh họa.

Chia sẻ quá trình tổ chức triển khai đấu thầu thuốc tập trung quốc gia do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện theo Nghị quyết số 59/NQ-CP, ông Lê Văn Phúc - Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho biết: Việc xây dựng và thống nhất danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia đạt được trên sự thống nhất giữa BHXH Việt Nam với đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

Danh mục thuốc do BHXH Việt Nam thí điểm đấu thầu quốc gia lần thứ nhất năm 2018 gồm 6 thuốc thuộc 5 hoạt chất nhóm kháng sinh (Cefepim, Cefoperazon + sulbactam, Ceftriaxon, evofloxacin, Meropenem). Danh mục thuốc do BHXH Việt Nam tổ chức thí điểm lần 2 gồm 14 hoạt chất, 26 thuốc. BHXH Việt Nam đã giao cho Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc dùng trong BHYT do BHXH Việt Nam tổ chức thí điểm.

Đến nay, việc thí điểm đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc BHYT đã hoàn thành, đáp ứng được mục tiêu lựa chọn đầy đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh BHYT của các cơ sở y tế trên toàn quốc với giá thuốc giảm từ 10-15% theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 6/9/2017 của Chính phủ.

Kết quả lựa chọn nhà thầu của lần thí điểm thứ nhất phê duyệt đối với 5 mặt hàng thuốc biệt dược gốc và 16 mặt hàng thuốc Generic với tổng giá trị trúng thầu là 946,8 tỷ đồng (giảm 21,1%, tương ứng 251 tỷ đồng so với giá thuốc trúng thầu bình quân các địa phương trước khi đấu thầu tập trung quốc gia).

Kết quả lựa chọn nhà thầu của lần thí điểm thứ hai phê duyệt đối với 15 mặt hàng thuốc biệt dược gốc và 95 mặt hàng thuốc Generic cho các gói thầu. Tổng giá trị trúng thầu là 9.424,4 tỷ đồng (giảm 22,3% tương ứng 2.868,5 tỷ đồng so với giá trúng thầu bình quân các địa phương trước khi đấu thầu tập trung quốc gia).

Để đảm bảo khả năng cung cấp thuốc và hoạt động phân phối thuốc được kịp thời, kế hoạch lựa chọn nhà thầu các năm thì lần thí điểm thứ nhất phân chia thành 4 gói thầu: 3 gói thầu thuốc generic theo khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam (mỗi gói gốc hoặc tương đương điều trị toàn quốc (gồm 5 mặt hàng thuốc).

Lần thí điểm thứ hai thầu có 19 mặt hàng thuốc thuộc các nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật; 1 gói thầu thuốc biệt dược phân chia thành 7 gói thầu: 6 gói thuốc generic theo 6 vùng kinh tế - xã hội, điều chỉnh để đảm bảo tương quan về số lượng thuốc, đơn vị có nhu cầu mua sắm và giá trị các gói thầu giữa các vùng mỗi gói thầu có từ 89-99 mặt hàng; 1 gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị toàn quốc (gồm 18 mặt hàng thuốc).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BHXH Việt Nam cũng cho biết, trong cả hai lần thực hiện đấu thầu, kết quả thực hiện mua sắm đều đạt dưới tỷ lệ 80% giá trị gói thầu. Căn cứ số liệu cung ứng thuốc theo báo cáo từ các nhà thầu bao gồm cả số lượng thuốc điều tiết giữa các cơ sở khám chữa bệnh thì tại lần thí điểm thứ nhất, tổng giá trị mua sắm là 607,35 tỷ đồng - đạt 64,1% giá trị thuốc trúng thầu. Tại lần thí điểm thứ hai, tổng giá trị mua sắm: 5.400,03 tỷ đồng và chỉ đạt 60,1% giá trị thuốc trúng thầu.

Ông Lê Văn Phúc cho biết, tuy đạt được mục tiêu giảm giá thuốc, nhưng việc xây dựng nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế không sát với thực tế đã phần nào khiến hoạt động đấu thầu này chưa phát huy hết hiệu quả.

Còn theo ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), hiệu quả của hoạt động thí điểm này xét riêng về góc độ tài chính đã đạt mục tiêu giảm ít nhất 15% giá trên tổng thể các gói thầu. Tuy nhiên, nên có quy định rõ ràng với việc dự kiến không sát thực tế sử dụng thuốc ở cơ sở y tế, bởi về nguyên tắc, các gói thầu thành công là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng...

Đồng quan điểm, ông Đặng Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) lưu ý, tiêu dùng thuốc có một số đặc thù lớn là “tính thiếu hoàn hảo về thông tin”, nên chúng ta mua sắm đấu thầu phải xây dựng được thể chế rõ ràng. Và phải có tổng kết từ thực tiễn mới tạo lập được thể chế. Đầu thầu tập trung thuốc sẽ cần phải thận trọng bởi hoạt động này có thể loại bỏ mất các nhà thầu nhỏ...

BHXH Việt Nam cho biết, sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện báo cáo về hoạt động thí điểm này để báo cáo Chính phủ. Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế để thực hiện đấu thầu tập trung thuốc quốc gia do Bộ Y tế thực hiện. Sẽ cùng với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản pháp luật về đấu thầu thuốc, đề xuất những nội dung liên quan đến hoạt động này vào sửa Luật BHYT.

Bùi Anh - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghệ thuật hát Xẩm cần luồng sinh khí mới

Trong bối cảnh hội nhập, âm nhạc truyền thống như nghệ thuật hát Xẩm phải thích nghi là tất yếu. Tuy nhiên, làm thế nào để các sản phẩm âm nhạc mới thuyết phục được khán giả mà vẫn tôn trọng tính nguyên bản, giữ gìn được hồn cốt của nhạc truyền thống là “bài toán” nan giải.

Cởi trần chụp ảnh trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông Những người trẻ tự đẩy mình khỏi “đường ray văn hóa”

Thu hút sự chú ý của dư luận bằng cách “đú trend” khi cho những chàng trai cởi trần chụp ảnh trên tàu điện Cát Linh - Hà Đông, một nhãn hàng đang bị dư luận lên án gay gắt. Đây là hành động thô thiển, vô văn hóa, cần phải được chấn chỉnh ngay để không có những sự việc tương tự hùa theo.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/dau-thau-thuoc-tap-trung-quoc-gia-can-phai-xay-dung-duoc-the-che-ro-rang-d172806.html