Hoa gạo gắn bó với làng quê Bắc Bộ như một hình ảnh không thể tách rời như cây đa, bến nước, sân đình.
Hằng năm vào tháng 3, cứ độ cuối Xuân, đầu Hạ cũng là lúc hoa gạo đâm bông. Cây gạo có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó phát tán đến Malaysia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây có hoa màu đỏ, đặc biệt, khi hoa nở rộ lá cây sẽ rụng hết, trông cây hoa gạo lúc này như một đốm lửa bập bùng giữa một khoảng không trung khiến ai nghìn cũng say đắm.
Những bông hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời.
Hoa gạo còn có tên khác là Mộc Miên hay hoa pơ lang có hoa to, cánh hoa dầy và đỏ thắm, chỉ nở hoa duy nhất vào thời điểm tháng 3, tháng 4 trong năm. Cũng chính bởi sự mộc mạc này mà hoa gạo trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam. Hoa gạo gắn bó với làng quê Bắc Bộ như một hình ảnh không thể tách rời như cây đa, bến nước, sân đình.
Loài hoa tên gạo, nhưng lại có màu đỏ thắm nở rộ, xòe ra như năm cánh sao làm đỏ rực một khoảng trời. Cũng đỏ như màu hoa phượng, nhưng hoa gạo không "gay gắt" và cũng chẳng "ồn ào".
Những bông hoa gạo bắt đầu nở đỏ cũng là tín hiệu báo cho muôn loài biết rằng đất trời đã chuyển từ mùa xuân của yêu đương sang mùa hạ của sự đơm hoa kết trái.
Tháng Ba đất trời trong như ngọc, khi những vạt nắng đã trở nên vàng ươm, sóng sánh rót xuống vạn vật, cũng là lúc ở mỗi làng quê, những bông hoa gạo bắt đầu nở đỏ cũng là tín hiệu báo cho muôn loài biết rằng đất trời đã chuyển từ mùa xuân của yêu đương sang mùa hạ của sự đơm hoa kết trái.
Hoa gạo trở thành một đề tài riêng bất tận trong thơ và nhạc.
Cây gạo từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê, nó gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội. Hoa gạo khiến lòng người đi xa nôn nao, nhung nhớ. Cũng từ lâu, hoa gạo trở thành một đề tài riêng bất tận trong thơ và nhạc, để mỗi lần được đọc một bài thơ hay nghe một bản nhạc, lòng lại đầy khắc khoải, dâng lên một nỗi ngậm ngùi khôn nguôi.
“Nếu một ngày lại thấy nao nao
Tháng ba gọi, hoa gạo nở đầy con đường cũ
Em hãy về cùng tôi và nhắn nhủ
Vẫn nhớ một mùa hoa gạo đỏ thôn quê..”.
PV