Gần 200 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, ca tử vong tăng cao

16/09/2022 20:22

Kinhte&Xahoi Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19, ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng, thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Bệnh nhân nặng, ca tử vong do COVID-19 tăng cao nhất trong vài tháng nay

 Bộ Y tế cho biết ngày 15/9 có 2.963 ca COVID-19 mới, tuy nhiên số khỏi bệnh nhiều gấp gần 20 lần với 55.183 trường hợp. Trong ngày có 5 bệnh nhân tử vong - đây cũng là ngày có số ca bệnh tử vong nhiều nhất trong khoảng vài tháng gần đây.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.450.999 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.721 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian qua

Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi đến nay là: 10.448.813 ca. Hiện còn giám sát hơn 959.000 trường hợp, trong đó có 184 trường hợp nặng đang điều trị, giám sát gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 163 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 14 ca.

Ngày 14/9 ghi nhận 5 ca tử vong tại: An Giang (2), Đồng Nai (1), Tây Ninh (2). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 2 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.137 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Theo Bộ Y tế, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường tuy nhiên số ca mắc mới, số ca phải nhập viện, ca nặng đang có chiều hướng gia tăng.

Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận trung bình gần 3.000 ca mắc mới mỗi ngày, nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron như BA.4, BA.5, BA2.74, BA 2.12.1 với khả năng lây nhanh hơn biển chủng gốc.

Chủ động đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin COVID-19

 Bộ Y tế cũng nêu rõ, tỷ lệ tiêm vaccine cho các nhóm đối tượng đã tăng sau một thời gian chững lại nhưng vẫn chưa bảo đảm yêu cầu tại một số nơi, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin nhất là cho trẻ em còn thấp.

Trong khi Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Bộ Y tế thông tin cập nhật về tình hình tiêm vắc xin COVID-19 cho biết, số mũi tiêm thực hiện trong ngày là 110.550 tại 36 tỉnh, trong đó 95.449 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 15.101 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi; nâng tổng số vắc xin đã tiêm ở nước ta đến nay là 259.176.472.

Tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên; tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 50.436.278 mũi tiêm (77,4%), trong ngày có 24 tỉnh triển khai với 11.124 người được tiêm

Tỷ lệ thấp: Bình Định (58,1%); Khánh Hòa (55,6%); Đồng Nai (52,9%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (59,4%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Sóc Trăng (97,7%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 15.128.275 mũi tiêm, trong ngày có 24 tỉnh triển khai với 42.803 người được tiêm

Đối với nhóm từ 12-17 tuổi, tiêm mũi 3: 4.849.476 trẻ (56,6%) tăng 0,2%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (31,8%); Phú Yên (20,6%); Bình Thuận (33,4%); BR-VT (16%); Đồng Nai (26,6%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (95,9%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (99,3%).

Đối với nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.302.957. Mũi 1: 9.716.523 trẻ (87,7%) tăng 0,1%;

Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (73,9%); Thừa Thiên Huế (75,5%); Đà Nẵng (63,1%); TP Hồ Chí Minh (62,3%); BR-VT (70,5%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (99,1%); Bắc Ninh (99,8%); Điện Biên (99,7%).

Mũi 2: 6.586.434 trẻ (59,4%) tăng 0,2%; Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (23,5%); Quảng Nam (24,8%); Bình Thuận (42,9%), TP HCM (34,7%); BRVT (40,8%); Tỷ lệ cao: Bắc Giang (92,7%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (91,1%).

Bộ Y tế cho biết cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Bộ cũng tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Đồng thời tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới.

Phương Thu - Ảnh: Bộ Y tế - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hà Nội đẹp dịu dàng ngày chớm Thu

Mùa Thu có lẽ là "đặc sản" gây thương nhớ du khách khi đến Hà Nội. Mỗi độ Thu về, Thủ đô hiện lên vẻ đẹp dịu dàng, bình dị và đầy quyến rũ.

Trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long"

Nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Công ước 1972; 20 năm nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long (2002-2022), chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành khai mạc Trưng bày thường xuyên có chủ đề "Báu vật Hoàng cung Thăng Long".

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/gan-200-benh-nhan-covid-19-nang-dang-dieu-tri-ca-tu-vong-tang-cao-205889.html