Giá vàng hôm nay 11/6: Trong nước hạ nhiệt, thế giới tăng giá

11/06/2019 10:02

Kinhte&Xahoi Giá vàng trên thị trường thế giới treo cao do đồng USD tiếp tục tụt giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Mexico được giải tỏa.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Tại thị trường trong nước, giá vàng giảm từ 50.000 – 100.000 đồng/lượng và đang được giao dịch ở mức sau.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 37,04 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,20 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 37,06 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,14 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 37,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,27 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tới đầu giờ sáng 11/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.328 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.330 USD/ounce.

Giá vàng thế giới treo cao do đồng USD tiếp tục tụt giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Mexico được giải tỏa và giới đầu tư đặt cược vào khả năng Fed giảm lãi suất.

Vàng chịu áp lực giảm giá khá mạnh do lực bán chốt lời tăng và căng thẳng Mỹ - Mexico được giải tỏa. Tuy nhiên, đồng USD tiếp tục đi xuống và sức cầu của Trung Quốc đối với mặt hàng kim loại quý là yếu tố giữ giá vàng ở mức cao. 

Theo Vietnamnet, đồng bạc xanh giảm giá chủ yếu do giới đầu tư đặt cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất 1 đến 2 lần ngay trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ cho một cuộc chiến thương mại có khả năng kéo dài lâu giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vàng tăng giá còn nhờ thông tin Trung Quốc đẩy mạnh mua vàng trong tháng 5. Đây là tháng mua ròng thứ 5 liên tiếp của Trung Quốc. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng dự trữ vàng lên 61,61 triệu ounce trong tháng 5 từ mức mức 61,1  triệu ounce trong tháng trước đó.

Theo Pháp luật Plus


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Du lịch tâm linh thế nào để không phản tác dụng?

Thời gian gần đây, ở Việt Nam, chúng ta mới nghe nói nhiều đến cụm từ “du lịch tâm linh”, nhưng thực ra đó là cụm từ không mới ở nhiều quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa, tôn giáo, từ phương Đông tới phương Tây. Vấn đề quan trọng ở chỗ làm sao để du lịch tâm linh thực sự trở thành nơi con người tìm về với đức tin, nguồn cội để dưỡng thiện tâm hồn mình, thay vì bị động cơ trục lợi “lấy thánh, thần ra kinh doanh” làm biến tướng…