Chiếu theo danh sách được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công bố cho thấy, có tới 16 doanh nghiệp ở Hà Nội bị xử lý vi phạm do sản xuất, nhập khẩu phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) kém chất lượng, vi phạm nhãn hàng hóa.
Đối với nhóm nhập khẩu phân bón kém chất lượng gồm: Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại hóa chất An Phú (quận Tây Hồ); Công ty TNHH Vật tư Nông nghiệp Cường Anh (quận Long Biên); Công ty TNHH Nông Việt (quận Long Biên); Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu VNT (huyện Đông Anh); Công ty Cổ phần hóa chất và công nghệ Hà Nội (quận Hai Bà Trưng); Công ty Cổ phần Gemachem Việt Nam (quận Long Biên).
Ảnh minh họa
Đối với nhóm nhập khẩu thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng gồm: Công ty TNHH Quốc tế Hóa sinh Thụy Sĩ (quận Cầu Giấy); Công ty TNHH Hóa Nông HBR (quận Nam Từ Liêm); Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Bản Việt (quận Hà Đông).
Còn đối với nhóm sản xuất, buôn bán thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng, vi phạm nhãn gồm: Công ty Cổ phần hóa sinh Việt Mỹ (huyện Thanh Oai); Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Đức (quận Nam Từ Liêm); Công ty TNHH Nông nghiệp Hà Anh (quận Hoàng Mai); Công ty Cổ phần hóa nông miền Bắc (quận Hoàng Mai); Công ty Cổ phần hóa nông AMC (quận Thanh Xuân); Công ty TNHH TCT Hà Nội (quận Hoàng Mai); Công ty Cổ phần Agrifarm Việt Nam (quận Nam Từ Liêm).
Thời gian qua, thị trường phân bón thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là tình hình chiến sự Nga - Ukraina làm thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, từ đó làm giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vốn đã cao nay còn cao hơn.
Trong bối cảnh giá phân bón tăng cao thì nguy cơ xảy ra tình trạng buôn lậu, sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả lại là một vấn đề mà cơ quan chức năng lo ngại. Thực tế, thời gian qua, lực lượng chức năng cũng phát hiện nhiều vụ vi phạm kinh doanh mặt hàng này.
Hậu Lộc - TTTĐ