Hà Nội kỳ vọng đón 10 triệu lượt khách du lịch năm 2022

15/02/2022 14:50

Kinhte&Xahoi Du lịch tại thủ đô Hà Nội đã có dấu hiệu phục hồi trở lại khi lượng khách tăng đáng kể trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 vừa qua.

Tết đón hơn 105 nghìn lượt khách

Sáng ngày 15/2, thông tin với phóng viên Toà soạn Pháp luật Plus, một lãnh đạo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, sau 2 năm tạm dừng các hoạt động du lịch, trong 7 ngày nghỉ Tết Nhâm Dần, Thành phố đón hơn 105 nghìn lượt khách đến du Xuân.

Lễ hội chùa Hương sẽ mở cửa chính thức từ ngày 16/2.

Đáng chú ý, lễ hội chùa Hương sẽ mở cửa chính thức từ 16/2 nhưng từ ngày 11/2 đến nay Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) đã thu hút hàng chục nghìn du khách.

Về lộ trình triển khai các hoạt động du lịch, Kế hoạch số 43 của UBND TP Hà Nội cho thấy, du lịch sẽ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 năm 2022 -2023 với 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ quý I - II/2022, Hà Nội tổ chức các hoạt động đón và phục vụ khách du lịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước gắn với quy trình kiểm soát phòng, chống dịch an toàn. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực, điều kiện để đón khách du lịch quốc tế khi được Chính phủ cho phép. Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ giảm quy mô và phạm vi của các loại hình hoạt động phù hợp với tình hình kiểm soát dịch.

Đến quý III năm 2022, dự kiến khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn dịch Covid -19.

Thành phố triển khai kế hoạch đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình mở cửa đón khách du lịch của Chính phủ, tập trung vào các thị trường di lịch trọng điểm, có độ bao phủ vắc xin cao và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Cùng với đó, thủ đô Hà Nội phấn đấu năm 2022 đón và phục vụ từ 9 -10 triệu lượt khách, trong đó, có 1,2 - 2 triệu lượt khách quốc tế. Dự kiến tổng thu từ khách du lịch đạt từ 27,84  - 35,84 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2023, TP Hà Nội dự kiến đón và phục vụ từ 12  - 14 triệu lượt khách, trong đó có 2,5 -3,5 triệu lượt khách quốc tế. Qua đó, giúp tổng thu từ khách du lịch lên tới 55,78 nghìn tỷ đồng.

Để thực hiện các mục tiêu phấn đấu trên, Hà Nội sẽ đảm bảo an toàn tại các điểm đến và khách du lịch. Đồng thời, xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Thành phố cũng tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch. Thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp người lao động trong lĩnh vực công nghiệp không khói này.

Lễ hội lớn nhất mở cửa đón khách

Ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội cho biết, đến sáng nay ngày hôm qua (14/2), mọi công tác chuẩn bị đón khách về chùa Hương đã sẵn sàng.

Theo ông Cảnh, từ ngày 11/2 lực lượng chức năng huyện Mỹ Đức đã tổ chức ra quân chuẩn bị điều kiện để vận hành đảm bảo cho việc đón khách an toàn.

"Trong quá trình ra quân đến nay một số du khách đã về với chùa Hương. Chúng tôi có cho phép bán vé, vận chuyển du khách để trong quá trình đó có vấn đề phát sinh sẽ rút kinh nghiệm và chỉ đạo khi chính thức mở cửa đón khách ngày 16/2...", ông Cảnh thông tin.

Mọi công tác chuẩn bị đón khách về chùa Hương đã sẵn sàng.

Trao đổi với phóng viên, Trưởng Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, Phó Ban tổ chức lễ hội chùa Hương – ông Nguyễn Bá Hiển cũng cho biết, trong 3 ngày (từ 11 đến 13/2), chùa Hương đón trên 1 vạn khách.

Cụ thể, mỗi ngày có khoảng hơn 2 nghìn khách về với chùa Hương. "Riêng trong ngày thứ bảy và chủ nhật vừa qua, mỗi ngày có trên 4 nghìn khách về chùa Hương. Du khách thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid -19...", ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, hiện có hơn 3.000 nghìn thuyền đò, thuyền chở khách được vệ sinh hạ thủy sẵn sàng phục vụ du khách về vãn cảnh chùa. "Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn yêu cầu các chủ thuyền, đò tiến hành tổng vệ sinh, khử khuẩn, đảm bảo đủ phao cứu sinh, hộp đựng rác, đồ dùng phòng chống dịch...phục vụ du khách...", ông Hiển lưu ý.

Trưởng Ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cũng cho biết, qua kiểm tra có 318 cửa hàng, ki-ốt bán đồ lưu niệm, lễ phục vụ du khách đến với chùa Hương.

"Chúng tôi yêu cầu chủ ki-ốt ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch… Bên cạnh đó là các điều kiện đảm bảo an toàn về y tế...", ông Hiển nhấn mạnh.

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương dự kiến, ngày mở cửa đón khách 16/2 tới đây có khoảng trên 1 vạn du khách đến với chùa Hương. Đặc biệt, cao điểm trong ngày cuối tuần đầu (từ 19 - 20/2) dự kiến khách về với chùa Hương khoảng hơn 3 vạn/ngày.

Hơn 3.000 nghìn thuyền đò, thuyền tại chùa Hương đã được vệ sinh hạ thủy sẵn sàng phục vụ du khách về vãn cảnh chùa.

"Các chủ thuyền, đò, nhà nghỉ, khách sạn và đơn vị kinh doanh tại Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cần chấp hàng nghiêm quy định của Ban tổ chức lễ hội. Phục vụ khách du lịch vui vẻ, trách nhiệm như đối với người thân trong gia đình để du khách vui xuân, vãn cảnh an toàn...", ông Hiển bày tỏ.

Thông tin từ Công an huyện Mỹ Đức cũng cho biết, từ 12/2 đến nay, đơn vị đã lập biên bản xử lý hơn 20 trường hợp “cò mồi” lôi kéo tranh giành khách vãn cảnh chùa Hương.

Theo lời khai của các “cò mồi”, gia đình các đối tượng đều có đò hoạt động kinh doanh dịch vụ chở khách ở chùa Hương. Thời gian tới, Công an huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các tuyến đường dẫn vào chùa Hương và khu vực khu di tích thắng cảnh.

Trước đó (tối 8/2), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Chử Xuân Dũng có văn bản về việc tổ chức đón khách tham quan Chùa Hương. Việc đón khách thăm quan đảm bảo quy trình an toàn lịch bệnh trong tình hình mới, theo phương án từ ngày 11/2 đến 15/2 triển khai công tác chuẩn bị lực lượng để đánh giá, rút kinh nghiệm. Từ ngày 16/2 (tức 16 tháng Giêng Nhâm Dần) thực hiện đón khách tham quan.

Lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn và kéo dài nhất cả nước, thu hút hàng triệu lượt du khách thập phương trong và ngoài nước về du xuân, trẩy hội. Du khách trở về lễ hội chùa Hương trong những dịp đầu xuân lễ Phật, là nét đẹp truyền thống mang bản sắc Việt đã đi sâu trong tiềm thức của nhân dân, được thắp nén tâm hương thể hiện sự khát vọng, niềm tin về sự nhiệm màu của Đức Phật để cầu mong cho gia đìn

 Gia Hải - Pháp luật Plus 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đặt mục tiêu đón 18 triệu du khách quốc tế năm 2026

Đến năm 2026, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt (tăng 20% so với năm 2025), khách du lịch nội địa đạt khoảng 85 triệu lượt (tăng 13,3%), tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 800-900 nghìn tỷ đồng (tăng 15,5-17,5% so với năm 2025). Đó là mục tiêu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đặt ra trong Chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2022-2026 trình Thủ tướng Chính phủ.

Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng cầu may mắn

Ngày Rằm tháng Giêng còn gọi là lễ Thượng Nguyên, đây là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Cúng Rằm tháng Giêng là tập tục truyền thống tâm linh bao đời của người Việt.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/ha-noi-ky-vong-don-10-trieu-luot-khach-du-lich-nam-2022-d176445.html