Hôm nay, Quốc hội phê chuẩn chức danh Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao

12/06/2019 09:38

Kinhte&Xahoi Theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao; thảo luận tại hội trường về Luật Lao động, Luật xuất nhập cảnh…

Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao

Cụ thể, trong buổi sáng:

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

Tiếp đến Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (nếu có).

Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu:

+ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình của Chủ tịch Quốc hội về dự kiến danh sách thành viên Ban kiểm phiếu.

+ Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách thành viên Ban kiểm phiếu bằng biểu quyết điện tử.

+ Trưởng Ban kiểm phiếu phổ biến thể lệ bỏ phiếu.

- Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
 
Kết thúc công tác nhân sự, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Buổi chiều:

- Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu.

- Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

Kết thúc nội dung nhân sự, Quốc hội chuyển sang thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Theo Infonet/ Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Du lịch tâm linh thế nào để không phản tác dụng?

Thời gian gần đây, ở Việt Nam, chúng ta mới nghe nói nhiều đến cụm từ “du lịch tâm linh”, nhưng thực ra đó là cụm từ không mới ở nhiều quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa, tôn giáo, từ phương Đông tới phương Tây. Vấn đề quan trọng ở chỗ làm sao để du lịch tâm linh thực sự trở thành nơi con người tìm về với đức tin, nguồn cội để dưỡng thiện tâm hồn mình, thay vì bị động cơ trục lợi “lấy thánh, thần ra kinh doanh” làm biến tướng…