Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Gia Lai tập trung mọi nỗ lực giúp thí sinh "vượt vũ môn"

24/06/2019 16:20

Kinhte&Xahoi Trước giờ G kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, Sở GD&ĐT Gia Lai đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho một kỳ thi nghiêm túc, an toàn, trung thực.

Trước giờ "G"

Sáng ngày 24/6, các lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai phối Công an và lực lượng liên quan tiến hành vận chuyển đề thi đến 36 điểm thi trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo đó, công tác chuẩn bị và in sao đề thi của tỉnh chuẩn bị chu đáo, đảm bảo độ bảo mật tuyệt đối và an toàn. Tại các điểm thi, lãnh đạo Sở GD&ĐT và trưởng các điểm thi đã tiến hành kiểm tra và kí giao nhận đề thi. Sau khi đủ số lượng, đơn vị tiếp nhận đã tiến hành bỏ vào phòng chưa đề thi và tiến hành niêm phong tủ đựng bài thi và phòng chứa bài thi theo quy định.

Các thầy cô giáo đang tập huấn công tác coi thi.

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Tòng Phụ (Trưởng điểm thi Trường THPT Pleiku) cho biết: “Sáng nay, tại điểm thi đã tiến hành họp các cán bộ, giám thị, lực lượng công an…để phổ biến lại quy chế. Đối với đề thi được bảo mật tuyệt đối, niêm phong theo quy định. Theo nhận định, năm nay tại điểm thi được chú trọng hơn công tác an ninh về cả khu vực bảo quản đề thi, khu vực thi…Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia 2019”.

Trước đó, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị trực tuyến “Giải đáp tổ chức dạy học lớp 12 và ôn thi THPT Quốc gia 2019”.

Thông qua hội nghị, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã yêu cầu thủ trưởng các đón vị quan tâm đặc biệt đến công tác dạy học và tổ chức ôn tập, phụ đạo học sinh lớp 12.

Theo đó, kế hoạch ôn thi được chia ra 3 gia đoạn gồm: Giai đoạn 1: Học đâu chắc đó; Giai đoạn 2: Bắt đầu cuối tháng 3 đến tháng 4, các giáo viên sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm và thực hiện làm các đề thi minh họa; Giai đoạn 4: Các thí sinh ôn tập, tổng hợp kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài thi. Đồng thời, tư vấn hướng nghiệp giúp các em ổn định tâm lý trước kì thi “vượt vũ môn” thành công.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Căn - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết: “Trước chỉ đạo của lãnh đạo, thủ trưởng các trường đã không ngừng tạo mọi điều kiện cho các học sinh ôn thi. Đồng thời, phối hợp với UBND huyện, xã, công an, trung tâm y tế để xây dựng kế hoạch chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia 2019.

Năm 2019, tỉnh Gia Lai có 13.243 thí sinh đăng kí tham dự kì thi THPT Quốc gia (trong đó: Thí sinh chỉ thi Tốt nghiệp: 2.849; Thí sinh đăng kí TSĐH: 527; Thí sinh đăng kí cả hai là 9.867). Theo thống kê ban đầu, tỉnh Gia Lai có 4 cụm thi với 36 điểm thi…”.

“Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh đăng kí kì thi THPT Quốc gia 2019, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành cùng phối hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi. Qua đó, UBND các huyện cũng đã hỗ trợ hàng chục triệu đồng cho các thí sinh. Cụ thể, huyện hỗ trợ nhiều nhất là 600 ngàn đồng/em và huyện thấp nhất là 300 ngàn/em”, ông Căn cho biết thêm.

Công tác in, sao đề thi và vận chuyển đề tới các điểm thi

Rất nhiều nỗi lo ở các trường “vùng khó”

Đồng hành với công tác chuẩn bị tại Sở GD&ĐT Gia Lai, trước đó, PV Pháp luật Plus đã về ghi nhận tại một ngôi trường huyện vùng biên, PV mới cảm nhận được thầy và trò trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai, Gia Lai) đang ngày đêm cùng nhau ôn luyện chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Được biết, năm học 2018 – 2019, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có 342 học sinh tham gia vào kì thi THPT quốc gia 2019.

Qua chia sẻ, chúng tôi được biết có 9 thí sinh tự do, 35 thí sinh chỉ xét tốt nghiệp. Công tác ôn thi đã được nhà trường triển khai từ đầu năm học. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức phân ban nhằm giúp các em tập trung củng cố kiến thức vào các môn xét tuyển đại học. Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức ôn tập tập trung tại trường vào các buổi chiều cho những học sinh lớp 12. Đối với học sinh yếu có nguy cơ rớt tốt nghiệp, nhà trường đã phân bổ giáo viên tận tình giúp đỡ các học sinh để có thể “vượt vũ môn” với số điểm cao nhất.

Em Nguyễn Đình T. - Học sinh lớp 12A6, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hào hứng chia sẻ: “Thời gian đang đến gần, chúng em đang chuẩn bị tốt về kiến thức và tâm lý trước kì thi. Riêng em thi khối xã hội với 3 môn Toán, Văn, Anh Văn và khối xã hội là Công Dân, Sử và Địa.

Theo đó, em đã ôn tập kiến thức căn bản từ SGK và tìm hiểu những thông tin thêm từ ngoài và nhờ thầy cô hỗ trợ thêm những vấn đề chưa hiểu trước mỗi kì thi.

Đối với kì thi này, em cũng như các bạn đang có nỗi lo về môn Tiếng Anh bởi môn này đòi hỏi bao quát giữa nghe, nói, đọc, viết và phải hiểu. Với một thời gian ngắn và lượng kiến thức, từ vựng lớn nên chúng em cũng khá lo lắng. Chính vì vậy, em cũng bám SGK qua các bài ôn tập để vừa nắm chắc ngữ pháp và học thêm các từ vựng căn bản…".

Học sinh lớp 12 các trường đang tích cực ôn thi.

Trao đổi thêm với PV, thầy Nguyễn Văn Trường - Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng cho biết: "Tuy nhiên, đối với một trường huyện biên giới, điều kiện kinh tế của bà con trên địa bàn còn khó khăn. Chính vì vậy, các học sinh cũng chủ yếu dành thời gian ôn tập và học trên lớp chứ không có điều kiện học nâng cao.

Về cơ bản các em đều nắm vững kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019. Tuy nhiên, đối với những bài nâng cao và môn Tiếng Anh cũng phần nào gây khó khăn khiến các em bị điểm thấp qua các lần thi thử. Hiện thầy và trò chúng tôi không ngừng nỗ lực để vượt qua Kỳ thi THPT Quốc gia 2019”.

Được biết, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đạt tỉ lệ 99,97% thí sinh đậu tốt nghiệp. Trong 2 tuần cuối, nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác giảng dạy, đảm bảo công tác ôn tập đúng tiến độ, chất lượng để các em có đủ kiến thức, sự tự tin để các em tham gia vào kỳ thi THPT quốc gia 2019.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lao động trẻ em trong nghệ thuật: Làm sao để không bị 'tuýt còi'?

Trước sự kiện bộ phim “Vợ ba” phải ngừng chiếu ở Việt Nam vì việc có diễn viên trẻ em đóng “cảnh nóng” với một số hành động, lời thoại trong phim không phù hợp và trước xu thế phòng chống lao động trẻ em của thế giới và Việt Nam, đã đặt ra cho các nhà làm nghệ thuật câu hỏi: Phải làm thế nào để không vi phạm pháp luật khi sử dụng lao động trẻ em trong nghệ thuật?

Nguồn: Pháp luật Plus