Mưa lớn từ Quảng Bình đến Phú Yên và Bắc Tây Nguyên

14/10/2022 10:25

Kinhte&Xahoi Trong 24 giờ qua tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại một số vùng thấp, trũng của tỉnh Quảng Nam

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng, thủy văn Quốc gia lúc 9h sáng nay (14/10), lượng mưa tính từ 13h ngày 13/10 đến 7h ngày 14/10 có nơi trên 80mm như: Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) 110.0mm, Sông Hinh (Phú Yên) 88.0mm, Khánh Bình (Khánh Hòa) 93.1mm.

Dự báo diễn biến mưa lớn từ trưa 14/10 đến trưa 16/10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa rất to.

Tại khu vực Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai từ trưa 14/10 đến trưa 16/10 lượng mưa đo được là 100-250mm, có nơi trên 300mm; Khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi là 250-450mm, có nơi trên 600mm; Khu vực Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk là 50 -100mm, có nơi trên 150mm.

Mưa lớn ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng còn kéo dài đến hết ngày 16/10.

Từ trưa ngày 14/10 đến trưa ngày 16/10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa to (Nguồn: (TTDBKTTV)

Tổng lượng mưa tích lũy cả đợt tính đến hết ngày 16/10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, khu vực Bắc Tây Nguyên phổ biến từ 200-500mm, có nơi trên 600mm, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 400-600mm, có nơi trên 800mm.

Do tác động của mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi: cấp 3.

 Hà My - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Văn hóa Hà Nội - những mạch nguồn dào dạt

Nằm trong lòng con sông Hồng - sông Cái - sông Mẹ, Hà Nội ôm trọn tinh thần của nền văn minh các dòng sông, luôn miệt mài chảy mãi với những mạch nguồn dào dạt, với tâm ý lắng đọng phù sa cho đời. Trải qua ngàn năm kể từ ngày Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay, mảnh đất này dù trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn giữ vững vị thế "Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời". Trong đó, văn hóa Thăng Long, văn hóa Hà Nội chính là một “báu vật trao truyền” mà các thế hệ người Hà Nội nâng niu, gìn giữ, phát triển như chính tâm hồn, cốt cách của mình.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/mua-lon-tu-quang-binh-den-phu-yen-va-bac-tay-nguyen-208002.html