Mừng thọ người cao tuổi - Nét đẹp văn hóa đầu xuân

17/02/2024 20:32

Kinhte&Xahoi Đã thành thông lệ, vào mỗi dịp đầu xuân, lễ mừng thọ chung cho người cao tuổi sẽ được các khu dân cư, thôn, xóm tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa theo nghi thức và phong tục tập quán của mỗi địa phương. Sau Lễ mừng thọ chung, ông bà, bố mẹ được các con cháu tổ chức Lễ mừng thọ tại gia đình, với sự tham gia của anh em họ hàng, làng xóm, người thân đến chúc thọ.

Những ngày đầu năm mới, các địa phương trên khắp cả nước đều trang trọng tổ chức lễ mừng thọ cho những người cao tuổi. Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cần được gìn giữ và phát huy giá trị.

Những ngày đầu Xuân, các địa phương trên khắp cả nước đều trang trọng tổ chức Lễ mừng thọ cho người cao tuổi; đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống mang nhiều ý nghĩa.

Để tổ chức lễ mừng thọ cho người cao tuổi, thực hiện Luật Người cao tuổi, từ ngày 1/7/2010, xã, phường và thị trấn phối hợp Hội Người cao tuổi địa phương tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 trở lên vào một trong các ngày là Ngày Người cao tuổi Việt Nam, Ngày Quốc tế Người cao tuổi, Ngày Sinh nhật và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, đầu Xuân.

Việc tổ chức mừng thọ cho các cụ cao tuổi là dịp các cấp chính quyền, xã hội cũng như con, cháu quan tâm tới những người đi trước.

Cụ thể, theo Điều 21 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi là người thọ 100 tuổi sẽ được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà; người thọ 90 tuổi sẽ được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà. Với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì phối hợp cùng Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên...

Việc tổ chức mừng thọ cho các cụ cao tuổi là dịp các cấp chính quyền, xã hội cũng như con, cháu quan tâm tới những người đi trước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

Thông thường Lễ mừng thọ sẽ được chính quyền địa phương tổ chức tại nhà văn hóa, đình làng và sau đó sẽ về tổ chức tại gia đình của các cụ.

Trong xã hội hiện nay, việc tổ chức lễ mừng thọ cho người cao tuổi là một việc làm ý nghĩa, không chỉ thể hiện tình cảm đối với đấng sinh thành mà còn là sự quan tâm của xã hội, nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ phải biết ơn tới thế hệ đi trước, sống giữ đúng bổn phận con cháu “Kính già, trọng lão”.

Lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi đầu Xuân là dịp con cháu ở xa quây quần đông đủ, sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến ông bà, bố mẹ.

Phấn khởi cùng với những người cao tuổi trên cả nước khi được chính quyền địa phương và con cháu tổ chức lễ mừng thượng thọ đầu Xuân năm mới Giáp Thìn 2024, chia sẻ về niềm vui của mình, cụ Trần Thị Văn ở Thôn 1 thuộc xã Nam Thái (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) xúc động cho biết: “Rất là vui khi đầu Xuân 2024, tôi được các con, các cháu tổ chức Lễ mừng thượng thọ tuổi 80; đây là dịp gia đình tôi được quây quần đông đủ, sum vầy trong một năm. Bên cạnh đó, mừng thượng thọ, tôi cũng được chính quyền địa phương, dân làng, hàng xóm rất quan tâm và đây chính là động lực để những người cao tuổi giống như tôi sống khỏe, sống vui, sống có ích hơn”.

Vũ Cừ

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tôn vinh di sản thi ca 54 dân tộc anh em

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tiếp tục diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), trong 2 ngày 24 và 25-2 (tức ngày 15 và 16 tháng Giêng).