Theo thông báo của Bộ Y tế phát đi lúc 22h30 ngày 17/3 cho biết, đã xác định được thêm 3 chuyến bay sau có hành khách mắc COVID-19, bao gồm:
- Chuyến bay EK 392 của Emirates Airlines từ Dubai đến TP Hồ Chí Minh ngày 12/3/2020;
- Chuyến bay BR 395 của Eva Air từ Đài Loan đến TP Hồ Chí Minh ngày 16/3/2020.
Ảnh minh hoạ.
Bộ Y tế đề nghị tất cả hành khách trên 2 chuyến bay nói trên liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ. Các đại lý bán vé cho các hành khách trên có trách nhiệm thông báo cho hành khách đã mua vé bay trên các chuyến máy bay này.
Ngoài ra, các hành khách đi trên chuyến bay TG 917 của Thai Airways từ London đến Bangkok ngày 15/3/2020 và nối chuyến trở về Việt Nam cũng liên hệ ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn theo dõi sức khoẻ.
Tối ngày 17/3, Bộ Y tế cũng thông tin có thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 là người Việt trở về từ nước ngoài. Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 66 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 16 trường hợp đã được chữa khỏi hoàn toàn. 50 trường hợp bệnh nhân còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế ở nhiều địa phương.
Cụ thể các địa phương có số người mắc COVID-19 tính đến 19h ngày 17/3 tại các địa phương như sau: Vĩnh Phúc (11); TP Hồ Chí Minh (11); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01); Hà Nội (16); Ninh Bình (01); Quảng Ninh (05); Lào Cai (02); Đà Nẵng (03); Huế (02); Quảng Nam (03); Bình Thuận (09), Ninh Thuận (01).
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo 102/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 00 giờ ngày 18/3/2020.
Trong 24 giờ qua, United Airlines của Mỹ, IAG – công ty mẹ của British Airways, Aer Lingus và Iberia, Air France, easyJet, Finnair, Air New Zealand và Aeroflot đều công bố các biện pháp quyết liệt để cắt giảm chi phí sau khi một số quốc gia, bao gồm cả Đức và Tây Ban Nha, quyết định đóng cửa biên giới.
Nhiều hãng hàng không có thể phá sản, hoặc nhẹ hơn là phải vay nợ để có thể duy trì. Vào cuối tháng 5 năm 2020, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới sẽ lâm vào tình trạng này nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ chính phủ.
Theo Financial Time
|