Sở Y tế tỉnh Hưng Yên chưa thực hiện đúng, đủ Thông tư số 40 của Bộ Y tế

11/09/2023 15:02

Kinhte&Xahoi Theo Thanh tra Bộ Y tế Sở Y tế tỉnh Hưng Yên chưa thực hiện đúng, đủ quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Mới đây, Thanh tra Bộ Y tế đã ban hành kết luận thanh tra số 7/KL-TTrB, kết luận thanh tra trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Chưa thực hiện đúng, đủ Thông tư số 40 của Bộ Y tế

Theo đó, từ 24/3/2023 đến ngày 30/5/2023, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra trực tiếp tại Sở Y tế Hưng Yên (SYT), cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hưng Yên, 6 Bệnh viện, 2 Trung tâm y tế (TTYT) và 2 Phòng khám (các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được thanh tra) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Sở Y tế là cơ quan quản lý chuyên ngành về BHYT, là cơ quan thuộc UBND tỉnh Hưng Yên tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh quản lý nhà nước về BHYT trên địa bàn tỉnh.

Năm 2021, 2022 do tác động của đại dịch Covid-19, thu nhập của người lao động bị giảm sút, không ổn định nên chưa tham gia hoặc không tiếp tục tham gia BHYT theo hộ gia đình; Ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về BHYT và quan tâm quyền lợi cho người lao động về BHYT của chủ sử dụng lao động còn chưa cao. Người lao động chưa hiểu rõ, đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHYT phân bổ thẻ khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

Sở Y tế tỉnh Hưng Yên.

Qua thanh tra đã chỉ rõ: Sở Y tế tỉnh Hưng Yên chưa thực hiện đúng, đủ quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT trong việc chủ trì, phối hợp với bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên và các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế thuộc quyền quản lý.

Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cũng chưa có danh sách dự kiến cơ cấu nhóm đối tượng và dự kiến số lượng người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT năm 2021 và năm 2022, để cơ quan BHXH Hưng Yên hướng dẫn người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo quy định.

Liên quan đến việc phê duyệt danh mục dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế thanh toán BHYT, cơ quan thanh tra đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Còn có nhiều bất cập về tên dịch vụ kỹ thuật, phân tuyến, phân loại phẫu thuật, thủ thuật, thiếu một số dịch vụ kỹ thuật thực hiện ở trẻ em và người trưởng thành, nhưng lại có một số dịch vụ kỹ thuật trùng lắp giữa các chuyên khoa.

Quá trình thực hiện Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 và Thông tư số 13/2019/TT-BYT về quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc đã xuất hiện một số trường hợp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ở nguyên tắc xác định công khám, ngày giường, giá thanh toán dịch vụ kỹ thuật.

Vướng mắc khi thực hiện thanh toán theo tổng mức thanh toán tại Nghị định số 146/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đặc biệt công tác xác định các chi phí tăng, giảm theo công thức tính tổng mức và xác định chi phí được quyết toán.

Khó khăn trong đấu thầu thuốc tại Hưng Yên

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ Y tế cũng đã xác định được nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Cụ thể: BHXH tỉnh Hưng Yên không tham gia đấu thầu tập trung từ ngày 10/01/2022.

BHXH Việt Nam có Công văn số 65/BHXH-CSYT ngày 10/01/2022 về việc tham gia đấu thầu vật tư y tế và quản lý, thanh toán chi phí vật tư y tế gửi Sở Y tế các tỉnh và ngày 20/01/2022, BHXH tỉnh Hưng Yên có Công văn số 108/BHXH-GĐBHYT về việc không tham gia đấu thầu vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm), trong khi đó 90% vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm là thanh toán BHYT.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên (Nguồn Internet).

Thanh tra Bộ Y tế cũng đã xác định một số tồn tại trong công tác đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư y tế tại tỉnh Hưng Yên như:

Vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm y tế là mặt hàng đặc thù, khối lượng sử dụng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế, cơ cấu bệnh tật hằng năm, do đó việc lập kế hoạch mua sắm tập trung không thể sát với thực tế sử dụng trong kỳ thầu của các cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

Giai đoạn năm 2021 - 2022, việc cung ứng thuốc của các cơ sở bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân:

Do tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là thời điểm dịch bùng phát trên diện rộng làm thay đổi số lượng bệnh nhân khám điều trị, cơ cấu bệnh tật, cơ cấu sử dụng thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, nhiều mặt hàng nên khan hiếm, chuỗi cung ứng nhiều mặt hàng đứt gãy khiến nhiều mặt hàng gián đoạn cung ứng, các cơ sở phải có biện pháp thay thế bằng các thuốc khác trong số các thuốc đã được công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.

Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia công bố kết quả lựa chọn nhà thầu chậm hơn dự kiến ảnh hưởng đến triển khai kế hoạch mua sắm, sử dụng thuốc của các cơ sở y tế.

Năm 2022 và năm 2023, khi tổ chức đấu thầu tập trung tại địa phương, quy trình thực hiện thêm bước thẩm định giá thuốc đấu thầu tập trung theo Công văn số 63/UBND-KGVX ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc mua sắm thuốc, vắc xin dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2022 và năm 2023.

Trong đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định giá và tổ chức, thực hiện thẩm định giá mua sắm thuốc, vắc xin, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Việc thực hiện thẩm định giá thực hiện theo Luật giá và các văn bản hướng dẫn, khi Hội đồng lựa chọn giá thấp nhất (theo các thông tin thu thập được trong vòng 12 tháng đối với thuốc) thì có lợi cho ngân sách, nguồn quỹ BHYT. Tuy nhiên, không tính đến được biến động các yếu tố hình thành giá do đó nhiều mặt hàng có khả năng không lựa chọn được nhà thầu.

Trong khi đó, nhiều mặt hàng Nhà thầu không tham gia đấu thầu vì giá hàng hóa trên thị trường đã biến động tăng so với giá kế hoạch được lập do tham khảo giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đó hoặc số lượng hàng hóa và giá trị mua sắm trong kế hoạch và hồ sơ mời thầu nhỏ không bù đắp được chi phí dự thầu và cung ứng hàng hóa. Một số trường hợp đặc biệt, đặc thù như thuốc ít sử dụng, thuốc hiếm, thuốc cấp cứu ít dùng, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc biệt dược gốc thường ít nhà cung cấp và chưa có hướng dẫn cụ thể, đặc thù về mua sắm và xác định giá.

Còn tiếp...

Thanh Bình - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thương hiệu của thành phố âm nhạc

Trở lại sau 13 năm gián đoạn, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” nhận được sự quan tâm của người yêu nhạc. Liệu những thay đổi tích cực trong khâu tổ chức có giúp cuộc thi trở thành một thương hiệu của thành phố trong lĩnh vực âm nhạc như nó đã từng, đặc biệt là khi Hà Nội chọn âm nhạc để phát triển công nghiệp văn hóa.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng

Đây là chủ đề Hội thảo khoa học cấp Bộ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức sáng ngày 07/9/2023. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII đã được các nhà khoa học thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện tại Hội thảo.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/so-y-te-tinh-hung-yen-chua-thuc-hien-dung-du-thong-tu-so-40-cua-bo-y-te-d198319.html