Niềm vui của người dân vừa bán được đào. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Khác với miền xuôi, đồng bằng, thường phải qua Rằm tháng Chạp mới bắt đầu thấy không khí Tết, ở Lai Châu, bà con háo hức đón năm mới từ Tết dương lịch. Sau Tết dương, giới buôn đào từ các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc bắt đầu ngược lên Tây Bắc săn lùng đào.

Buôn năm bán mười, thậm chí lãi gấp 5-6 lần nên các thương lái không quản ngại đánh cả xe tải loại 5 chân, trọng tải chục tấn vượt hàng trăm cây số đường đèo quanh co, uốn lượn để lên được thành phố Lai Châu.

Đào ở Lai Châu được người dân “thả” cho mọc tự do trên rừng nên có thế tự nhiên, thân phủ những lớp rêu mốc rất đặc trưng. Dọc theo quốc lộ 4D từ đỉnh núi Phan Xi Păng vào tới thành phố Lai Châu, những ngày này, du khách có thể bắt gặp cảnh người dân nơi đây dùng xe máy thồ đào rừng đi bán. Họ thường tập kết đào dọc hai bên đường Lê Lợi, thuộc phường Tân Phong (thành phố Lai Châu).

Lên công tác cùng đồng nghiệp hơn một tuần ở đây, trước lúc ra về anh Trọng Lộc (28 tuổi, quê Hà Tĩnh) quyết tâm phải kiếm được vài cành đào rừng về Hà Nội biếu người thân. Sau khi đi dọc chợ đào, anh Lộc cùng bạn đã mua được 8 cành đào rừng tuyệt đẹp với đủ các loại giá, từ một trăm đến cả triệu đồng. Mua xong, anh thuê xe tải chở về Hà Nội.

Sau một tiếng đồng hồ dạo chơi, ngắm thêm hoa đào, hoa lan, anh nhận được tin không hề vui khi xe kia đã quá chật, không thể tải thêm 8 cành đào. Cả nhóm 3 người ngồi vò đầu, bứt tai. May thay, gặp được một người dân chuyên đi buộc đào thuê, bỏ ra ba trăm nghìn đồng, chỉ chưa đầy 30 phút, người này đã chạy đi tìm bìa các-tông, chất đào lên xe và buộc gọn gàng.

Vừa húp ngụm nước, anh Tráng (45 tuổi, trú tại huyện Tam Đường), người vừa buộc đào cho nhóm Lộc phấn khởi, cả ngày hôm nay đã kiếm được hơn 1 triệu đồng từ việc buộc đào thuê. Dịp cận Tết này, trung bình một ngày anh Tráng có thể kiếm được sáu trăm đến cả triệu đồng. Hôm nào đông khách, anh rủ cả vợ con ra buộc thuê để kiếm thêm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nghi lễ 'Tống cựu nghinh Tân' tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 17/1, tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức nghi lễ “Tiễn cựu nghinh Tân” - tiễn cái cũ đi để đón năm mới về với các nghi thức như Lễ ban sóc, phất thức; Lễ cúng ông Công ông Táo, thả cá chép hay Lễ thướng tiêu...

Nguồn: Tiền Phong/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/tet-am-nho-buoc-dao-d115371.html