Thông tin bất ngờ vụ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên

12/06/2019 15:01

Kinhte&Xahoi Vì Văn Toán khai sau khi bắt giữ nữ sinh đã liên lạc với bà Hiền để thông báo tình hình.

Các đối tượng liên quan đến vụ nữ sinh giao gà bị sát hại

Liên quan vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D (xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị sát hại, Báo Người Đưa Tin dẫn một nguồn tin cho biết, Vì Văn Toán khai rằng, bà Trần Thị Hiền - mẹ nạn nhân nợ hắn một khoản tiền khoảng 300 triệu đồng.

Nhóm của Vì Văn Toán, Bùi Văn Công và các đồng phạm đã tìm cách bắt giữ nữ sinh nhằm gây sức ép với bà Hiền để đòi nợ.

Cũng theo nguồn tin, Vì Văn Toán còn khai, sau khi nhóm của Bùi Văn Công bắt giữ D thì nhóm này có liên lạc với bà Hiền để thông báo tình hình. Đại ý nhắn với bà Hiền rằng “con bà đã nằm trong tay bọn tôi” nhằm ép bà Hiền phải trả tiền.

Tuy nhiên, Toán cũng khai, bà Hiền cho rằng nhóm của Toán không dám “hại” con gái mình nên không thấy “động tĩnh” gì về việc trả tiền.

Các đối tượng khai, việc sát hại nạn nhân không nằm trong kế hoạch ban đầu của chúng.

Cảnh sát đang tích cực đấu tranh, đối chiếu với các tài liệu khác để làm rõ lời khai của từng đối tượng.

Đến nay, Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố các bị can, gồm: Vì Văn Toán (38 tuổi), Bùi Văn Công (44 tuổi), Vương Văn Hùng (35 tuổi), Phạm Văn Nhiệm (47 tuổi), Lường Văn Lả (26 tuổi), Lường Văn Hùng (39 tuổi), Phạm Văn Dũng (47 tuổi), Cầm Văn Chương (45 tuổi, cùng trú huyện Điện Biên). Những người này bị khởi tố về các tội giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt giữ người trái pháp luật và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Riêng bị can Bùi Thị Kim Thu (44 tuổi, vợ Bùi Văn Công) bị khởi tố để điều tra về tội không tố giác tội phạm.

Ngày 25/5, Công an tỉnh Điện Biên khởi tố, bắt tạm giam bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên) để làm rõ hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.

 Theo Pháp luật Plus


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Du lịch tâm linh thế nào để không phản tác dụng?

Thời gian gần đây, ở Việt Nam, chúng ta mới nghe nói nhiều đến cụm từ “du lịch tâm linh”, nhưng thực ra đó là cụm từ không mới ở nhiều quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa, tôn giáo, từ phương Đông tới phương Tây. Vấn đề quan trọng ở chỗ làm sao để du lịch tâm linh thực sự trở thành nơi con người tìm về với đức tin, nguồn cội để dưỡng thiện tâm hồn mình, thay vì bị động cơ trục lợi “lấy thánh, thần ra kinh doanh” làm biến tướng…