Tính đến sáng 16/9, có hơn 412 nghìn ca mắc Covid-19 được chữa khỏi, đảm bảo mục tiêu giãn cách

16/09/2021 07:35

Kinhte&Xahoi Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 645 nghìn ca mắc COVID-19, trong đó hơn 412 nghìn ca đã khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có hơn 6.000 ca nặng và rất nặng;

Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

 Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 15/9: 14.189

Tổng số ca được điều trị khỏi: 412.650

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.008 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.855; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.113; Thở máy không xâm lấn: 127; Thở máy xâm lấn: 877; ECMO: 36

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 261 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 16.186 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 240.194 xét nghiệm cho 718.063 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 15.753.091 mẫu cho 45.813.130 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 31.254.856 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 25.420.169 liều, tiêm mũi 2 là 5.834.687 liều.

TP HCM: Thí điểm "thẻ xanh COVID-19" tại 5 đơn vị

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP HCM chiều ngày 15/9, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết UBND TP cho phép thí điểm "thẻ xanh COVID-19" tại 5 đơn vị: huyện Củ Chi; các khu chế xuất - khu công nghiệp, ban quản lý khu công nghệ cao, quận 7, huyện Cần Giờ.

Việc thí điểm này sẽ triển khai có lộ trình ở những nhóm đơn vị cụ thể, kiểm tra hằng ngày để thay đổi kịp thời. Trong trường hợp có địa phương đảm bảo các tiêu chí để thí điểm thẻ xanh thì TP HCM sẽ triển khai chứ không nhất thiết chỉ 5 đơn vị này.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM, khẳng định TP HCM quyết tâm đảm bảo những giải pháp an toàn tới đâu mở cửa tới đó, mục tiêu giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể trong vòng 14 ngày.

Bên cạnh đó, khi xét nghiệm RT-PCR phải trả kết quả trong 12 giờ, đối với vùng nguy cơ cao phải xét nghiệm 3 lần/7 ngày, ưu tiên xét nghiệm kháng nguyên để bóc tách F0 nhanh

Bệnh viện điều trị COVID-19 tuyến cuối tại Hà Nội tiếp nhận ca bệnh đầu tiên

Chiều 15/9, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường tại Hà Nội đã tiếp nhận người bệnh đầu tiên.

Người này là nam giới, 72 tuổi, ở Minh Khai, Hai Bà Trưng, xét nghiệm dương tính ngày 10/9, điều trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long. Ngày 11/9, bệnh nhân khó thở, chuyển sang Bệnh viện Thanh Nhàn, được chỉ định dùng thuốc corticoid, chống đông, kháng sinh, thở máy, nội khí quản, lọc máu.

Đến chiều 15/9, ông chuyển cấp cứu đến Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Yên Sở, quận Hoàng Mai.

Bệnh viện này do BV Đại học Y Hà Nội thiết lập và chịu trách nhiệm vận hành, chính thức khánh thành vào ngày 31/8. Với quy mô 500 giường bệnh, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 được thiết kế thành 19 khối nhà điều trị và các khu phụ trợ về chuyên môn, hậu cần.

Đây là tuyến cuối trong tháp điều trị COVID-19 tại TP Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn).

Bệnh viện cũng thực hiện chức năng của Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 Quốc gia với nhiệm vụ cụ thể là: tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị COVID-19 cho các cơ sở y tế tại khu vực được phân công.


 Hà Tĩnh - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sau những ồn ào về từ thiện và “sao kê”, nghệ sĩ Việt còn lại gì?

Chỉ trong một thời gian ngắn, hết “nghệ sĩ này” đến “ngôi sao nọ” tại Việt Nam vướng phải những ồn ào, lùm xùm liên quan đến câu chuyện làm từ thiện. Chắc chắn rằng, dù sự thật có như thế nào, niềm tin của người hâm mộ đối với làng giải trí Việt đã không còn như trước…

Cầu chúc cho hôn nhân vững bền!

Đó là mục đích mà tất cả các tín ngưỡng đều hướng tới trong hôn lễ được tổ chức theo hình thức tôn giáo. Bởi cho dù theo tôn giáo nào thì mái ấm gia đình vẫn vừa là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy, vừa là môi trường giáo dục căn bản để rèn luyện đạo đức nhân cách của mỗi con người.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/tinh-den-sang-16-9-co-hon-412-nghin-ca-mac-covid-19-duoc-chua-khoi-dam-bao-muc-tieu-gian-cach-d166399.html