Trùm bảo kê chợ Long Biên Hưng "kính" khóc nức nở như đứa trẻ khi gặp người thân

11/07/2019 14:34

Kinhte&Xahoi Trong phiên tòa sáng nay, khi gặp người thân của mình, trùm bảo kê chợ Long Biên Hưng "kính" khóc nức nở như một đứa trẻ

Hoãn xét xử trùm bảo kê Hưng “kính” và đồng bọn Do luật sư của bị cáo Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”) và luật sư của bị cáo Nguyễn Hữu Tiến có đơn xin hoãn phiên tòa, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và sẽ mở lại việc xét xử vào ngày 25/7.

Sáng nay, 11/7, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ bảo kê tại chợ Long Biên, 5 bị cáo bị truy tố tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, ngay sau khi đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX công bố do có đơn xin vắng mặt của hai luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Kim Hưng và Nguyễn Hữu Tiến nên tham khảo ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư còn lại. Sau ít phút hội ý, HĐXX tuyên bố hoãn phiên tòa đến 25/7/2019.

Hưng kính cùng đan em trong phiên tòa.

5 bị can trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại chợ Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội), gồm: Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, sinh năm 1963, trú tại phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên).

Cùng 4 nhân viên tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên là: Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến “hói”, sinh năm 1970, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”, sinh năm 1963, trú tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội); Nguyễn Mạnh Long (tức Long “cao”, sinh năm 1962, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội); Dương Quốc Vương (tức Vương “lợn”, sinh năm 1968, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Điểm đáng chú ý trong phiên tòa sáng nay là hình ảnh ông trùm bảo kê chợ Long Biên Hưng "kính" khóc nức nở như một đứa trẻ khi gặp người thân.

Hình ảnh Hưng "kính" khóc nức nở như một đứa trẻ

Theo cáo trạng, năm 2008, chị Nghiêm Thúy Nga (SN 1981) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (SN 1972, ở Phúc Xá, Ba Đình) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên. Quá trình kinh doanh tại đây, chị Nga, anh Hà thường xuyên bị Nguyễn Kim Hưng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long, Dương Quốc Vương có hành vi đe dọa, chèn ép để bắt phải nộp nhiều loại tiền khác nhau. Do đó, ngày 10/8/2018, chị Nga và anh Hà đã gửi đơn tố cáo đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội.

Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định, theo quy định của Ban Quản lý chợ Long Biên, Hưng không có quyền phân công người thu tiền bốc dỡ, không có quyền đuổi xe, sắp xếp các xe trong chợ… Thế nhưng, để tăng thêm thu nhập cá nhân, dưới danh nghĩa là những nhân viên của tổ bốc dỡ số 2 thuộc chợ Long Biên, Nguyễn Kim Hưng đã chỉ đạo Vương, Hải, Long sử dụng các thủ đoạn chèn ép, gây khó khăn, đe dọa… hộ kinh doanh của gia đình anh Hà, chị Nga.

Các bị can trong phiên xét xử.

Họ đã đuổi, không cho ô tô của hộ kinh doanh anh Hà - chị Nga đỗ, cho nhân viên lái xe đỗ chắn trước ki ốt, kéo cá thối để cạnh ki ốt của chị Nga, đuổi không cho nhân viên của anh chị Nga – Hà bốc dỡ hàng hóa nhưng anh chị vẫn phải trả tiền bốc dỡ cho nhóm của Hưng “kính”…

Theo tài liệu do chị Nga và anh Hà cung cấp, từ ngày 14/3/2018 đến ngày 1/9/2018, dưới sự chỉ đạo của Hưng, Hải cùng Long, Vương đã thu của họ tổng số tiền hơn 28 triệu đồng. Trong đó, Hải thu được hơn 15 triệu đồng, Long thu được hơn 12 triệu đồng và Vương thu được 740.000 đồng. Trong đó, họ chỉ nộp về Ban Quản lý chợ Long Biên 3,2 triệu đồng, còn lại gần 25 triệu đồng chiếm hưởng chia nhau theo chỉ đạo của Hưng “kính”.

Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương khai nhận từ ngày 1/1/2018 đến ngày 24/9/2018 được chia tổng số tiền là 46,4 triệu đồng. Trong đó, Tiến được hưởng 23,7 triệu đồng, Long được hưởng 11,6 triệu đồng Vương được hưởng 11,1 triệu đồng.

Quá trình điều tra vụ án, anh Hoàng Anh Hà và chị Nghiêm Thúy Nga yêu cầu những người trên phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt, đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý các bị can theo quy định của pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

'Căn bệnh' vô lễ đang mài mòn giá trị nghệ thuật

Không ít nghệ sĩ kì cựu thời gian qua đã có những than phiền về vấn đề nghệ sĩ trẻ vô ơn, hành xử vô lễ với tiền bối trong nghề. Và “căn bệnh” vô lễ cũng được coi là căn bệnh trầm kha, có nguy cơ mài mòn những giá trị tốt đẹp của làng nghệ thuật.

Nguồn: Pháp luật Plus