Tuần làm việc thứ 2, Quốc hội dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật

25/10/2021 07:01

Kinhte&Xahoi Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật Cảnh sát cơ động...

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. 

Theo kế hoạch, trong tuần làm việc trực tuyến thứ 2 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, từ ngày 25-30/10/2021, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.

Theo đó, các đại biểu quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật Cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Song song với đó, các vị lãnh đạo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế; tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020.

Cuối tuần làm việc, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận về: Dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).

 Tường Vân - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đừng giết chết tiếng Việt bằng sự lai căng

Tiếng Việt dùng lẫn lộn cùng tiếng Tây đã là một thói quen hay thấy trong nhiều người trẻ, thậm chí cả lên sóng truyền hình. Những cách dùng từ này có nguy cơ làm giảm sự trong sáng của tiếng Việt.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/tuan-lam-viec-thu-2-quoc-hoi-danh-nhieu-thoi-gian-cho-cong-tac-xay-dung-phap-luat-d169323.html