Chính sách về phòng, chống xâm hại trẻ em còn bất cập

27/05/2020 10:14

Kinhte&Xahoi Hôm nay (27/5), Quốc hội sẽ thảo luận nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV. Ảnh: Quốc hội.

Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em; đồng thời công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế.

Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại bằng nhiều hình thức như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt.... trong giai đoạn từ 2015-2019. Đó là con số được nêu lên trong báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đáng nói, qua giám sát cũng chỉ ra nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện kịp thời để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến, số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Hà Nội cho rằng, cần đặt vấn đề trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt của cấp chính quyền địa phương: “Pháp luật các nước đối với hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục có những biện pháp rất kiên quyết. Ví dụ như sẽ phải có những biện pháp về khoa học công nghệ, sinh học. Đây là vấn đề vì tương lai của trẻ em, vì tương lai của đất nước, chúng ta cần phải có những biện pháp bảo vệ các cháu một cách có hiệu quả”.

Mặc dù công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, các địa phương cũng quan tâm hơn đến công tác này, Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Viết Lượng, đoàn Bình Phước, một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các Nghị định về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ, chăm sóc trẻ em không còn phù hợp với thực tiễn, mức xử phạt còn nhẹ, không bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung.

“Cả hệ thống chính trị các cấp, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội có trách nhiệm, tuy nhiên cần rõ trách nhiệm hơn rõ ràng khi phát hiện thường quần chúng nhân dân ở dâu cũng có mặt, làm thế nào để họ cung cấp thông tin ấy, ngoài ra các cơ quan chính quyền quản lý, vai trò của phụ nữ, hội thanh niên…đội ngũ những người làm công tác sư phạm để có kênh thông tin kịp thời phát hiện ra vì có trường hợp các em giấu, nhiều khi gia đình không biết được”, đại biểu Đoàn Viết Lượng nói./

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sức sống, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi trường tồn!

Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn góp phần tích cực trong các bước tiến của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đây là nhân tố không thể thiếu trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hó a, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tới.

Theo VOV1/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chinh-sach-ve-phong-chong-xam-hai-tre-em-con-bat-cap-d125519.html