Cổ phiếu doanh nghiệp ngành gạo vọt tăng sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

25/07/2023 10:23

Kinhte&Xahoi Giá xuất khẩu gạo đón tín hiệu tăng trong nửa cuối năm 2023 là thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp ngành gạo.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo tiếp đà tăng của cổ phiếu ngành gạo

Ngày 20/7/2023, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra thông báo số 20/2023 về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati), quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt kỷ lục 22,2 triệu tấn vào năm 2022. Việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dangcongsan.vn)

Ngay sau quyết định trên của phía Ấn Độ, giá gạo trong nước rục rịch thay đổi theo. Không những thế, thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh gạo cũng tăng vọt sau thông tin nói trên.

Theo các chuyên gia, năm 2023, diễn biến của thời tiết toàn cầu không thuận lợi cho sản xuất lúa gạo, dẫn đến giá gạo thế giới có xu hướng tăng trong vài tháng qua. Dù vậy, theo chiều ngược lại, chi phí cho vật tư, phân bón cho sản xuất lúa gạo lại đang có xu hướng giảm, nên việc giá gạo thế giới duy trì ở mức cao trong vài tháng qua sẽ có tác động tích cực lên giá cổ phiếu các doanh nghiệp ngành gạo.

Cổ phiếu TAR – Sàn HNX của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cũng đã tăng gần 23%, từ 17.400 đồng – ngày 19/7 lên 20.100 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên giao dịch hôm 24/7, tương ứng mức tăng 15,5%.

Bên cạnh đó, thah khoản của mã TAR cũng tăng mạnh lên hơn 7 triệu cổ phiếu, tăng gấp đôi thị giá sau hơn 4 tháng giao dịch. Được biết, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là doanh nghiệp lúa gạo lâu đời thành lập vào năm 1996.

Trong khi đó, cổ phiếu LTG – Sàn UPCoM của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời đã tăng gần 12% chỉ trong 4 phiên trở lại đây, đi từ 34.300 đồng.cổ phiếu lên 38.000 đồng/cổ phiếu.

Được biết, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời tiền thân là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp,

Hay cổ phiếu PAN – sàn HOSE của Công ty CP Tập đoàn PAN đã tăng từ 21.200 đồng lên gần 23.000 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng mức tăng hơn 8% sau thông tin nói trên.

Cùng tăng trần còn có cổ phiếu AGM – sàn HOSE của Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang, chốt phiên tại mức 6.510 đồng/cổ phiếu.

Dù biến động khá mạnh, cổ phiếu AGM cũng đang trong xu hướng tăng. Về Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang, đây từng được biết đến là doanh nghiệp có thâm niên tại tỉnh An Giang với 6 nhà máy cùnh 4 kho lưu trữ.

Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp gạo đảm bảo dự trữ lưu thông

Vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã có các Văn bản số 584/XNK-NS gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Văn bản số 585/XNK-NS gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị phối hợp triển khai một số nội dung liên quan. 

Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp thực hiện một số nội dung như, tăng cường đôn đốc các hội viên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, giữ vai trò dẫn dắt như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam... tổ chức thu mua và tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. 

Cùng với đó, yêu cầu các hội viên thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường gạo; chủ động trao đổi, tổng hợp ý kiến của hội viên về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng, lưu thông gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để báo cáo và đề xuất giải pháp phù hợp với các Bộ, ngành liên quan.

Ảnh minh họa - Nguồn internet

Đối với Thương nhân, Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị thương nhân thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thu mua thóc, gạo hàng hoá nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực. Chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp, đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả. 

Đồng thời, nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, gửi về Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Cùng với đó, chủ động trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cung ứng, lưu thông thóc, gạo trên thị trường trong nước và quốc tế để có giải pháp ứng phó kịp thời.

 Lê Hải - Như Trường - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến lược đặc biệt quan trọng với quốc phòng, an ninh đất nước.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/co-phieu-doanh-nghiep-nganh-gao-vot-tang-sau-lenh-cam-xuat-khau-gao-cua-an-do-d196631.html