Hà Nội: 762.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn

10/01/2022 21:32

Kinhte&Xahoi Hiện nay, toàn thành phố đang quản lý, triển khai cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách. Tổng doanh số cho vay trong giai đoạn triển khai Chỉ thị số 40-CT/TƯ là 24.658 tỷ đồng với hơn 762.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Hiện nay, toàn thành phố đang quản lý, triển khai cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách (Ảnh minh họa)

UBND thành phố Hà Nội vừa có Báo cáo số 02/BC-UBND về tình hình thực hiện Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và Kết luận số 06-KL/TƯ ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ.

Thực hiện nội dung trên, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Hiện nay, toàn thành phố đang quản lý, triển khai cho vay 16 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ cho vay ước đến ngày 31/12/2021, đạt 11.778 tỷ đồng, tăng 7.057 tỷ đồng so với năm 2014 với trên 253.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn.

Tổng doanh số cho vay trong giai đoạn triển khai Chỉ thị số 40-CT/TƯ là 24.658 tỷ đồng với hơn 762.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Trong đó có gần 199.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, góp phần giúp 58.000 hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo; Cho vay gần 341.000 lượt khách hàng vay vốn giải quyết việc làm, góp phần thu hút, tạo việc làm cho trên 371.000 lao động; Giúp gần 18.000 lượt học sinh, sinh viên vay vốn học tập; Cho vay xây dựng mới và cải tạo trên 390.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ xây mới, sửa chữa cải tạo 4.125 căn nhà cho hộ nghèo.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2022, thành phố sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Nhất là trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

 Thanh Hà - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-762000-luot-ho-ngheo-ho-can-ngheo-doi-tuong-chinh-sach-duoc-vay-von-187684.html