Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”

08/12/2021 14:31

Kinhte&Xahoi Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Đại biểu thông qua nghị quyết

Sáng nay, 8/12, tại Kỳ họp thứ 3, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Nghị quyết của HĐND TP chỉ rõ mục tiêu tổng quát của TP trong năm 2022 là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân; Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh và trật tự an toàn xã hội; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy.

Cùng với đó, tiến hành lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô Hà Nội năm 2012 và đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Chuẩn bị và tổ chức tốt Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11; Tiếp tục thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Đáng chú ý, Nghị quyết của HĐND TP thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Cụ thể 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 7,0- 7,5%; GRDP bình quân đầu người: 139-141 triệu đồng; Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển xã hội: 10%; Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 5,0%; Chỉ số giá tiêu dùng: dưới 4%; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,1%; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng so với năm trước: 0,1%;

Duy trì 100% xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 92,5%; Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 40%. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 1,5%; Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 37,5%; Giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố: 20%; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: dưới 4%; Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 72,2%.

Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 70 trường; Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa": 88%; Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa": 63%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa" 72,5%; Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt 85%; Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: 100%;

Xử lý ô nhiễm môi trường: Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đã đi vào hoạt động) có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 95%. ; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%. Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 28,8%.

Số xã được công nhận đạt tiêu chí Nông thôn mới nâng cao tăng thêm: 25 xã; Số xã Nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: 15 xã.

TP Hà Nội đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện 22 chỉ tiêu trên. Trong đó, ưu tiên công sức, thời gian và nguồn lực để kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Tiếp tục tiêm vắc xin phòng COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng, đồng thời mở rộng tiêm vắc xin cho trẻ em từ đầu năm 2022…

Phấn đấu có thêm 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới và hoàn thành mục tiêu 100% số huyện của thành phố đạt chuẩn Nông thôn mới; Có thêm 25 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao trở lên, 15 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu...

 Hạnh Nguyên - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-tiep-tuc-thuc-hien-chu-de-ky-cuong-trach-nhiem-hanh-dong-sang-tao-phat-trien-185039.html