Kỳ 3 - Chống tham nhũng, lãng phí để cán bộ nghĩ tới tham nhũng là sợ

11/06/2019 15:16

Kinhte&Xahoi Một bộ phận cán bộ ở cấp cơ sở đã tha hoá biến chất, lợi dụng kẽ hở của Luật pháp để tư lợi cá nhân, từ đó tham nhũng, nhũng nhiễu...

Trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ghi dấu ấn đậm nét trong cuộc chiến chống tham nhũng, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Trong công tác giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước. Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn thời gian qua đã tích cực phát huy vai trò của mình một cách mạnh mẽ.

Tại nhiều địa phương, cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân hoạt động tích cực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nên được nhiều cá nhân, tổ chức liên quan ở địa phương cung cấp thông tin, tài liệu về việc khiếu nại, tố cáo, giúp cho công tác giám sát được tốt hơn. Thông qua việc tích cực tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Mặt trận góp phần hạn chế tham nhũng.

Tăng cường giám sát để chống tham nhũng

Bàn luận về công tác giám sát, vai trò của Mặt trận tổ quốc (MTTQ) tại địa phương đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ  huyện Lạng Giang (Bắc Giang) ông Nguyễn Mạnh Mười cho hay: “Quy chế dân chủ được ban hành từ năm 1998 đến nay đã chuyển thành Pháp lệnh và thực sự đã phát huy hiệu quả đối với việc phòng, chống tham nhũng tại địa phương, đặc biệt là tại huyện Lạng Giang. Thông qua thực hiện Quy chế, cán bộ chính quyền cấp cơ sở đã giảm thái độ hách dịch, cửa quyền, quan liêu, gần gũi với nhân dân, tôn trọng người dân, lắng nghe ý kiến của dân nhiều hơn. Những vụ việc vi phạm của cán bộ tại địa phương giảm đi trông thấy. Nhân dân thấy rõ được quyền làm chủ, quyền giám sát của mình.

Qua quá trình giám sát, nếu nội dung nào chính quyền chưa thực hiện thì Mặt trận sẽ có kiến nghị yêu cầu thực hiện. Có nhiều hình thức giám sát nhưng hình thức giám sát qua Ban Thanh tra nhân dân rất có hiệu quả. Mặt trận hướng dẫn, vận động nhân dân giám sát những nội dung được quy định trong Pháp lệnh, nhất là việc quản lý đất đai, công khai các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến nhân dân. 

Vấn đề đất đai luôn là vấn đề nhức nhối tại nhiều địa phương, đặc biệt những địa phương có sự đô thị hoá mạnh mẽ. Nhiều vụ việc cán bộ chính quyền cơ sở vi phạm pháp luật đã được nhân dân phát hiện, xử lý. 

Ban Thanh tra nhân dân còn nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tham gia cùng chính quyền thực hiện tốt công tác tiếp dân và theo dõi việc giải quyết đơn thư của chính quyền... Những hoạt động đó làm chuyển biến một bước phong cách lãnh đạo, quản lý của cán bộ cơ sở, hạn chế tham nhũng, quan liêu, hách dịch, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở”.

Được biết, trong nhiệm kỳ 2014 - 2019, MTTQ huyện Lạng Giang đã phối hợp tham gia giám sát 136 cuộc tại các cơ quan, đơn vị, với các nội dung như: Giám sát việc quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, Bảo vệ môi trường, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo…

Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Tổ hòa giải ở cơ sở đạt nhiều kết quả thiết thực; đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả góp phần mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo niềm tin trong nhân dân, góp phần tích cực trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Các BanThanh tra nhân dân đã giám sát được 237 cuộc, phát hiện và kiến nghị xử lý 14 vụ việc sai phạm; các Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 276 cuộc, phát hiện, kiến nghị xử lý 12 vụ việc.

Qua kiến nghị của các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, các vụ việc sai phạm đều được các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư, nhà thầu, thi công xử lý, khắc phục tại chỗ, góp phần mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo niềm tin trong Nhân dân và góp phần tích cực trong việc giam gia xây dựng nông thôn mới.

Hình minh hoạ. S.M

Một bộ phận cán bộ ở cấp cơ sở đã tha hoá biến chất, lợi dụng kẽ hở của Luật pháp, quy định hiện hành để tư lợi cá nhân, từ đó tham nhũng, nhũng nhiễu với nhân dân nếu không nhìn thấy lợi ích cho mình ở trong đó. Vậy, nguyên nhân và giải pháp nào để bài trừ "giặc tham nhũng" ở cấp cơ sở?

Bàn luận về nội dung này, TS. Trần Quốc Dương - Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Nguyên nhân của vấn đề này đó là Luật pháp của mình vẫn còn một số kẻ hở để cho cán bộ xã, phường thôn xóm người ta có cơ hội lợi dụng.

Thứ hai là, mình cho là nhận thức của họ còn hạn chế. Và thực tế ở nông thôn tham nhũng về đất đai, kẻ hở về kiểm đếm, khoanh định còn nhiều lỗ hổng… cách để họ lách luật, họ tham nhũng.

Thứ 3 là, thực tế là theo hệ thống, chứ không phải riêng cán bộ thôn xóm, xã, phường người ta tham nhũng đâu. Tôi cho là cả ở “trên” bật đèn xanh, chỉ khi bị dư luận, đặc biệt là báo chí phát hiện ra thì mới bị phanh phui, xử lý, kỷ luật.
 
Giải pháp đưa ra là: Văn bản của mình để ngăn chặn tham nhũng thì không thiếu, nhưng lại thiếu chặt chẽ, chồng chéo nhau. Người soạn ra văn bản đó, lại lồng ý cá nhân vào. "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nói - Có nhiều người chỉ cần lồng một vài chữ vào văn bản để hưởng lợi ích nhóm". Đó là có thật, đó là tham nhũng chính sách. 

Thế nên, chất lượng văn bản là một, phải củng cố. Thứ hai là để làm sao nên có chế tài rõ ràng, chứ Nghị định này lại chồng lên Nghị định kia. Không Nghị định nào sai cả, nhưng mỗi Nghị định lại có một kẽ hở… nhưng cái ý thức của mỗi cán bộ vẫn là quan trọng nhất.

Theo tôi, vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc tại địa phương cần phải tăng cường thì mới có hiệu quả được. Chứ như hiện nay, một số cán bộ tại xã, phường cũng chưa hiểu rõ được vai trò của mình
”.

Ảnh minh hoạ. Báo Nghệ An.

Giám sát bằng công nghệ 4.0 đó là một sự tích cực trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát tại địa phương, chính điều này đã làm nên sự hiệu quả trong công tác mặt trận tại Phường Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội).

Bà Nguyễn Thị Bích Diệp – Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ phường Cống Vị chia sẻ:  "Trong MTTQ có Ban công tác Mặt trận, các thành viên trong Ban này đều nằm trong hệ thống cán bộ cơ sở có năng lực, sức khỏe, uy tín,… để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ đó, thấy được thông tin nắm bắt nhiều chiều của Chi bộ, của Đảng sẽ nắm bắt được nhiều thông tin. Ví dụ, nắm các thông tin liên quan đến mâu thuẫn đất đai thì sẽ cử tổ hòa giải tới, khi có khiếu kiện, Đơn thư thì hướng dẫn công dân gửi Đơn thư cho đúng….Từ đó sẽ có thông tin ngay về Ban công tác Mặt trận. Có thể thông tin trực tiếp bằng điện thoại, zalo, công nghệ thông tin, hoặc phản ánh trong các hội nghị mà họ được tham gia…

Việc giám sát này là đã do nắm được thông tin ngay từ đầu. Họ có trách nhiệm phản ánh đến các cơ quan chức năng. Phải phản ánh lại, sau đó yêu cầu UBND xác minh làm rõ, qua việc giám sát này việc nắm thông tin không chỉ 1 đến 2 người mà nhiều người, cá nhân các vị trí khác sẽ thẩm định thông tin.

Thông tin phải quy về một đầu mối là lãnh đạo Cấp ủy. Thông tin sẽ phải th
ống nhất rồi nêu lên phương án giải quyết, thông tin sẽ rất nhanh. Việc còn lại xử lý như thế nào là của chính quyền thôi. Từ đó, việc giám sát của Uỷ ban MTTQ đã phát huy rất hiệu quả".

"Nếu ai tay đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi hãy gột rửa" - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Tri thức trẻ.

Chống tham nhũng, lãng phí để cán bộ nghĩ tới tham nhũng là sợ

Chính lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy" đã khiến nhân dân hoan hỉ, vô cùng tin tưởng vào công cuộc diệt "giặc tham nhũng" của Đảng, Nhà nước.

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, “cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức Đảng và 35 nghìn Đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300 Đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái”.

Nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức Đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật; trong đó có cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang...

Ông Nguyễn Đình Quân – Bí thư Chi bộ - Nguồn Công chức 11, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (Hà Nội) cho hay: "Công tác phòng chống tham nhũng là công việc thường xuyên, lâu dài của các cấp, ngành. Không thể một sớm một chiều mà diệt được “giặc tham nhũng”. Chính vì vậy mà Chính phủ đã yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đề ra, như tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế; khẩn trương hoàn thiện thể chế, pháp luật; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, phát huy vai trò của báo chí; chủ động cung cấp, định hướng thông tin về phòng chống tham nhũng. Nêu gương người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Các cơ quan cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm như đầu tư công, đất đai… Chống tham nhũng, lãng phí chính là để cán bộ nghĩ tới tham nhũng là sợ. Thì đó là thành công".

Theo Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hậu Lộc – Thanh Hóa: Đê chắn sóng trăm tỷ xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 2 năm sử dụng

Tuyến đê chắn sóng ven biển quanh các xã Minh Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) có chiều dài gần 5km. Được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Trung ương với tổng vốn đầu tư sau quyết toán là hơn 140 tỷ đồng, đang có dấu hiệu hư hỏng nặng, đặc biệt là hơn 1km đoạn qua địa bàn xã Đa Lộc.