Lựa chọn nào sau ngày 15/4: Cân nhắc "đánh đổi" và nỗi lo kinh tế lao dốc

14/04/2020 11:57

Kinhte&Xahoi Giải pháp nào để tiếp tục chống dịch hiệu quả mà nền kinh tế bớt khó khăn là vấn đề được đặc biệt quan tâm khi ngày 15/4 cận kề. Chuyên gia kinh tế Quách Mạnh Hào trao đổi với Dân trí về vấn đề này.

Đường phố Hà Nội vắng như Tết vì dịch Covid - 19.

Việt Nam thực hiện chỉ thị cách ly xã hội bắt từ 1-15/4. Đến ngày 15/4 Chính phủ sẽ quyết định tiếp tục hay nới lỏng cách ly xã hội.

Tuy nhiên, việc dừng hoạt động nhiều ngành nghề, lĩnh vực không thiết yếu cũng nhiều người rơi vào tình cảnh khó khăn, kinh tế chịu nhiều tác động. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  Vũ Tiến Lộc nói: Chưa ai dự báo lúc nào dịch bệnh qua đi, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc. Khó khăn với doanh nghiệp còn chất chồng trước mắt.

Trao đổi với Dân trí, TS. Quách Mạnh Hào, PGS về Ngân hàng - Tài chính, sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam - Anh quốc tại Đại học Lincoln đã có những chia sẻ mang tính khuyến nghị về ứng phó với đại dịch trong thời điểm này.

Không chỉ ở Việt Nam, giãn cách xã hội đang là xu hướng chung của cả thế giới trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Những tác động tích cực, đáng ghi nhận từ giải pháp này là không thể phủ nhận, nhưng đồng thời cũng là sự “đánh đổi" mà chúng ta phải chấp nhận về kinh tế. Theo ông, lựa chọn nào phù hợp cho Việt Nam thời điểm này?

-Cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và vấn đề kinh tế an sinh xã hội trong giai đoạn hiện tại không phải là điều dễ dàng thực hiện. Các nước khi lựa chọn giải pháp thực chất là họ cũng đang tìm cách cân nhắc sự cân bằng này.

Ví dụ, tại Anh và các nước phương Tây, nhiều người chỉ trích chính phủ trong việc chậm trễ thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thực chất, sự chậm trễ đó là do họ phải cân nhắc các giải pháp kinh tế an sinh xã hội.

Ông Quách Mạnh Hào: Chúng ta đã có một chủ trường từ rất sớm về việc hỗ trợ kinh tế đảm bảo an sinh xã hội cho doanh nghiệp và cho người lao động. Tuy nhiên, việc triển khai là chậm so với việc thực thi giãn cách xã hội.

Ngay khi việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh được áp dụng, các giải pháp kinh tế được triển khai ngay.

Nói một cách công bằng, họ có thể chậm trong ngăn chặn sự lây lan, nhưng đó là sự chậm trễ có tính toán và họ đã nhanh trong việc đảm bảo kinh tế an sinh xã hội.

Việt Nam chúng ta tiếp cận một sự cân bằng khác. Đó là rất nhanh trong việc thực hiện các giải pháp ngăn chặn sự lây lan.

Tôi nghĩ rằng giờ khó có thể để đánh giá cách tiếp cận nào đúng hơn, nhưng tôi chắc rằng vấn đề dịch bệnh là vấn đề trước mắt, còn vấn đề kinh tế xã hội là vấn đề lâu dài.

Ngày 13/4, mạng xã hội và một số tờ báo trong nước đưa thông tin hình ảnh một giáo viên nước ngoài đeo khẩu trang và giơ tấm biển xin hỗ trợ vì cuộc sống quá khốn khó. Đây không phải trường hợp cá biệt, sự thực dịch bệnh đang đẩy quá nhiều người mất việc, túng thiếu, thậm chí rơi cảnh túng quẫn. Ông nghĩ sao về giải pháp an sinh xã hội hiện nay. Việt Nam nên làm thế nào trong bối cảnh này khi nguồn lực của chúng ta thực chất cũng còn hạn chế?

-Chúng ta đã có một chủ trương từ rất sớm về việc hỗ trợ kinh tế đảm bảo an sinh xã hội cho doanh nghiệp và cho người lao động. Tuy nhiên, việc triển khai là chậm so với việc thực thi giãn cách xã hội.

Người lao động cũng như doanh nghiệp, trong điều kiện hiện tại họ cần có sức khỏe tài chính đồng thời với sức khỏe y tế, nghĩa là họ cần được đảm bảo một “dòng tiền hoạt động” khỏe mạnh để trang trải chi phí hàng ngày. Người lao động đáng ra đã phải nhận được sự hỗ trợ sớm nhất và nhận rồi.

Nhìn chung, tôi nghĩ rằng các gói hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ thuế với doanh nghiệp cũng như hỗ trợ với người lao động về mặt chủ trương đều đúng. Nhưng đáng tiếc là việc chậm thực hiện. Cần giúp doanh nghiệp và người lao động "sống" về tài chính cho đến khi khỏe về y tế.

Giãn cách xã hội không phải dừng tất cả hoạt động, càng không phải ngăn sống cấm chợ

Có hay không giải pháp có thể vừa thực hiện cách ly xã hội vừa đảm bảo được cuộc sống của người dân, duy trì sản xuất kinh doanh, thưa ông?

-Theo tôi nhìn nhận, giãn cách xã hội không có nghĩa là tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh dừng lại. Chúng ta chỉ không được thực hiện các hoạt động không cấp thiết.

Điều đó có nghĩa là có những lĩnh vực hoạt động bình thường, có những lĩnh vực hoạt động giảm và có những lĩnh vực không hoạt động.

Việc có giải pháp thực hiện giãn cách xã hội đồng thời đảm bảo cuộc sống người dân và duy trì sản xuất kinh doanh bình thường là không thể.

Ứng phó với đại dịch: một chuyên gia nhấn mạnh “không quá đà, không đại trà", ông có cùng quan điểm? Việc này ở Việt Nam đang được thực hiện ra sao qua cách nhìn của ông từ giải pháp của Chính phủ cho đến đội ngũ thực thi?

-Nhiều năm làm việc tại Việt Nam cho tôi một ấn tượng rằng chúng ta luôn có chủ trương đúng nhưng việc thực thi thường chậm và có nhiều biến thể.

Ví dụ như báo chí đưa tin về việc một số tỉnh, huyện thực hiện việc ngăn đường cấm người dân đi lại để thực hiện cách ly xã hội là một điển hình của việc biến thế trong chủ trương.

“Không quá đà, không đại trà” thực ra là một cách nói khác của việc tìm điểm cân bằng trong chống dịch đồng thời đảm bảo các vấn đề kinh tế an sinh xã hội.

Ngoài những thách thức, khó khăn từ đại dịch, một số chuyên gia nói về việc trong nguy có cơ. Cơ hội nào cho chúng ta thời điểm này để tận dụng, giúp nền kinh tế “vớt vát", bớt đi sự khó khăn?

-Tôi không nghĩ rằng xuất khẩu khẩu trang hay sản xuất máy thở là một cơ hội chiến lược. Chúng ta có thể sản xuất và thậm chí xuất khẩu ở hiện tại nhưng đó không nên là một chiến lược tương lai.

Chẳng ai mong dịch bệnh cần những mặt hàng trên sẽ tiếp tục xảy ra, và cũng không biết khi nào xảy ra. Lấy một nhu cầu ngắn hạn để làm cơ sở cho một chiến lược dài hạn là một sai lầm.

Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất trong bối cảnh này là làm tốt những gì chúng ta đã và đang có thế mạnh, và xuất khẩu gạo là một ví dụ.

Xin trân trọng cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!



CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Những sai phạm đất đai kinh hoàng của UBND TP. Nha Trang và UBND Khánh Hòa (P3)

17 năm đã trôi qua nhưng những người dân nghèo ở xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vẫn nay đây mai đó để đi tìm công lý cho mình. Và mỗi lần đi qua mảnh đất của mình đã thu hồi sai quy định họ lại trào nước mắt vì đau đớn, vì xót xa. Những dấu hiệu sai phạm của UBND thành phố Nha Trang và UBND tỉnh Khánh Hòa trong việc thu hồi đất để giao cho công ty TNHH Hoàn Cầu đầu tư khu du lịch giải trí sông Lô để thấu hiểu và để chia sẻ với những nỗi niềm của người dân

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/lua-chon-nao-sau-ngay-154-can-nhac-danh-doi-va-noi-lo-kinh-te-lao-doc-20200413224633988.htm