Thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội

29/10/2021 15:16

Kinhte&Xahoi UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3720/UBND-KT về việc tập trung triển khai Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Một góc Hà Nội

Theo đó, về việc nghiên cứu, xây dựng đề án ban hành một số khoản thu phí theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 115/2020/QH14, UBND thành phố giao các sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện rà soát theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn 250/UBND-KT ngày 21/1/2021 về việc triển khai Kế hoạch 210/KH-UBND ngày 5/11/2020 của UBND thành phố và các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế Hà Nội. Trong đó, trước mắt ưu tiên nghiên cứu, rà soát các khoản phí đã có hoặc cần bổ sung mới liên quan đến những vấn đề mang tính cấp bách, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế - xã hội của người dân như ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự và an toàn xã hội…

UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu văn bản số 140/VNC-KT ngày 2/4/2021 của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố để rà soát, nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến chính sách, khả năng triển khai, dự kiến kết quả đạt được; từ đó, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung mức phí, tỷ lệ thu phí có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng và ùn tắc giao thông.

Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm chủ động thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá kết quả thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham mưu UBND thành phố điều chỉnh quy định đối với khoản thu này theo quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14.

Cục Thuế Hà Nội đôn đốc các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các khoản phí thuộc lĩnh vực quản lý, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn thành phố, bảo đảm nguyên tắc tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 để tham mưu, báo cáo UBND thành phố…

Đối với các cơ chế, tài chính ngân sách đặc thù khác, các sở, ban, ngành thuộc thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã bám sát các nội dung, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù.

 Lam Dương - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hàng quán tràn ra vỉa hè

Từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép hàng ăn, uống được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% công suất và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn.

Cảm xúc tháng Mười - Khúc khải hoàn của niềm vui chiến thắng

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết và đến ngày 10/10/1954, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan sau 9 năm kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, đây là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/thi-diem-mot-so-co-che-chinh-sach-tai-chinh-ngan-sach-dac-thu-doi-voi-tp-ha-noi-181553.html