Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp: Bất cập ở đâu khiến chính quyền "bó tay"?

14/02/2020 15:38

Kinhte&Xahoi Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, đã có những chỉ đạo "nóng" nhưng nhiều năm qua những vi phạm này vẫn "đóng băng" tại các phường, quận trên địa bàn TP. Hà Nội.

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp "sai phạm nối tiếp"...

Dọc theo tuyến bài về "xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp" PV Tạp chí điện tử Bất Động Sản Việt Nam đã ghi nhận thông tin tại: phường Nhật Tân, phường Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ; phường Khương Đình, quận Thanh Xuân; phường Định Công, quận Hoàng Mai; các huyện Gia Lâm, huyện Thạch Thất....

Hàng loạt công trình nhà ở được xây dựng trên đất nông nghiệp được "mở đường" để sai phạm này ngày càng tràn lan. Theo bà K.G người dân tại đường Âu Cơ, phường Nhật Tân cho biết: “Cô mua được đất rồi thì lên phường, cán bộ xây dựng sẽ ra giá, khoảng 2.000.000 đồng/1 m2; cứ thế mà nhân lên. Mất tiền “làm luật” không ai phá dỡ… Ở đây cả khu này nhà nào cũng thế, cả cái ngách, ngõ này có nhà nào cao tầng đâu, chỉ được phép làm nhà kiểu cấp 4”…

Nhiều công trình đang tiến hành xây dựng trên đất nông nghiệp tại số 4/464 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ

Từ nguồn tin riêng của PV, cư dân sinh sống trên địa bàn vô cùng bức xúc trước sai phạm có đâu hiệu vi phạm pháp luật nhưng không bị xử lý. Theo chân cư dân của phường Nhật Tân đến các địa chỉ: Số 257/24; 281A ; 321; 337; 4/464; 519 đường Âu Cơ, tất cả các công trình đều được xây dựng kiên cố có nguồn gốc đất nông nghiệp và không được cấp phép.

 
Loạt nhà ở xây dựng trên đất nông nghiệp, không được cấp giấy phép trên địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ ngang nhiên thi công...

Ngoài ra, ở các địa phận phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, sâu trong hẻm 76/32/43 phố An Dương, hàng chục công trình nhà ở, biệt thự xây dựng mới trái phép trên đất nông nghiệp. Loạt công trình trong ngõ 55 làng Yên Phụ mới (trước đó là 42 đường làng Yên Phụ); công trình 103 ngõ 76 làng Yên Phụ; công trình cạnh 76B đường làng Yên Phụ cũng được các chủ đầu tư xây dựng “sai phép”.

Ngõ 76, làng Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ cũng trở thành điểm nóng về xây dựngt nhà ở trên đất nông nghiệp...

ùng thực trạng trên, tại các khu vực ngõ 207, 239, 271, 235 Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi thành đất ở nhưng đến nay đã hình thành những khu nhà ở, khu dân cư, tổ dân phố. Cư dân sống trong các con ngõ 207 và 271 khẳng định: “Có cả trăm ngôi nhà 2 – 3 tầng, thậm chí 4 – 5 tầng được xây dựng trên đất nông nghiệp nên đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn đang chờ chỉ thị từ thành phố, chúng tôi được biết thế”...

Chỉ đạo "trên nóng dưới lạnh"

Dù đã có những liên hệ qua đường dây nóng đến các chủ tịch các phường nêu trên nhưng câu trả lời PV nhận được chỉ là lời phủ nhận có thực trạng và sẽ cho kiểm tra.

Theo ông Đặng Hữu Tiến, phó chủ tịch UBND phường Nhật Tân thông tin: "Hiện trạng cũ, tôi đã cho kiểm tra nhưng không có gì mới. Người dân cũng khó khăn"...

Tương tự, ông Phạm Thành Trung, Phó chủ tịch UBND phường Yên Phụ cho biết: "Tất cả công trình phóng viên đưa ra đều là cũ. Không có chuyện làm luật với cán bộ thanh tra xây dựng, mới đây tôi cho cưỡng chế một công trình vi phạm trật tự xây dựng…

Về phía phường Khương Đình, ông Vũ Quang Trung, chủ tịch UBND luôn trả lời bận họp không tiếp báo chí.  

Những tổ dân phố được thành lập với loạt nhà ở trên đất nông nghiệp tại đường Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân đã tồn tại nhiều năm....

Có thể thấy, sự tồn tại của một loạt những khu dân cư, tổ dân phố được hình thành từ tình trạng xây nhà không phép, xây nhà trên đất nông nghiệp tại phường Nhật Tân, phường Yên Phụ, phường Khương Đình chính là nguyên nhân khiến khu vực này trở thành điểm đen về vi phạm trật tự xây dựng ở quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân nói riêng và TP. Hà Nội nói chung.

Để có thông tin xác thực toàn bộ những vi phạm về trật tự xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên các địa bàn cũng như có hay không việc “làm luật” “áo gấm đi đêm” của một bộ phận cán bộ, cá nhân, PV đã liên hệ đến các lãnh đạo UBND phường nhưng đến nay vẫn chưa thể đối thoại trực tiếp  về những thông tin trên.

Nghị định Số: 91/2019/NĐ-CP, ngày 19 tháng 11 năm 2019, Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, trong thời gian qua UBND TP. Hà Nội đã ban hành rất nhiều các văn bản để xử lý sai phạm xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, tiêu biểu như: Chỉ thị Số: 04/CT-UBND, ngày14 tháng 01 năm 2014 chỉ thị về việc tang cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định 21/2014/QĐ-UBND Về nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố do Luật Đất đai 2013 và Nghị định giao cho về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định 109/2006/QĐ-UB Ban hành quy định về trình tự, thủ tục, cơ chế xử lý thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội.

Chỉ thị Số: 04/CT-UBND, ngày14 tháng 01 năm 2014 chỉ thị về việc tang cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Ngoài ra, các quy định tại Luật đất đai 2013 và Nghị định Số: 91/2019/NĐ-CP, ngày 19 tháng 11 năm 2019, Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc.

Đề nghị UBND TP. Hà Nội, Thanh tra Sở xây dựng Hà Nội nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm những công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp nói trên; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể đã buông lỏng quản lý khi để xảy ra sai phạm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bác sĩ chỉ cách đơn giản phòng chống lây nhiễm virus corona

Trước diễn biến khó lường của dịch virus corona trên toàn Thế giới, phòng chống lây nhiễm chính là biện pháp cần được chú trọng hàng đầu. Bên cạnh đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách, còn rất nhiều những biện pháp khác có thể bảo vệ cơ thể không bị lây nhiễm virus. Bác sĩ, PGS Ngô Đức Ngọc, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đưa ra những lời khuyên để hạn chế tối đa sự lây lan của virus corona.

Link bài gốc http://dothi.reatimes.vn/xay-dung-nha-o-tren-dat-nong-nghiep-bat-cap-o-dau-khien-chinh-quyen-bo-tay-20200212211756228.html