Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển: Sáng mãi một huyền thoại

23/10/2021 07:50

Kinhte&Xahoi Cách đây 60 năm, với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ, ngày 23/10/1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đoàn vận tải quân sự 759. Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, góp phần trực tiếp vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Con tàu không số trên đường chở vũ khí vào Nam (Ảnh tư liệu)

Con đường huyền thoại

 Năm 1961, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng miền Nam, nhu cầu chi viện cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam ngày càng lớn. Tuyến Đường 559 - Đường Trường Sơn gặp nhiều khó khăn, do tuyến phía Đông bị lộ, địch tìm mọi cách ngăn chặn, phải chuyển hướng sang phía Tây Trường Sơn. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân ngày nay. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời “đường Hồ Chí Minh trên biển”, một biểu tượng sáng ngời về tài thao lược, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh Nhân dân, một quyết định chiến lược sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến đường vận tải quân sự do Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông trong chiến tranh, để vận chuyển vũ khí, cán bộ từ miền Bắc vào chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam, trong kháng chiến chống Mỹ. Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; Một “huyền thoại có thật”, một “kì tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời vào thời điểm khó khăn, gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong khi địch được trang bị các loại vũ khí, phương tiện hiện đại, tối tân, chúng ta chỉ có những loại tàu thuyền nhỏ bé, thô sơ, sử dụng tàu giả dạng vận tải, tàu đánh cá; Kết hợp hoạt động bí mật và công khai; Tàu có thể xuất phát từ nhiều bến đi (kể cả ở nước ngoài) và cập nhiều bến đến; Hướng tàu đi trên nhiều tuyến đường khác nhau, có giai đoạn đi vòng ra biển xa, vùng biển quốc tế; Địch phong tỏa đường trong ta đi đường ngoài, địch ngăn chặn đường dài ta đi phân đoạn; Địch bám đuôi, ta đi thẳng ra vùng biển quốc tế; Khi địch phát hiện, áp sát tấn công hoặc cướp tàu, ta đánh trả quyết liệt, có lúc phải phá hủy tàu và hàng để giữ bí mật nhiệm vụ và con đường.

Sử sách mãi còn ghi, đêm 30 rạng ngày mùng một Tết Mậu Thân (31/1/1968), Tàu 235, thuộc Đoàn tàu không số, do Trung úy Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng nhận nhiệm vụ vận chuyển 14 tấn vũ khí, đạn dược chi viện cho miền Nam. Sau nhiều ngày đêm hành quân trên vùng biển quốc tế, đến 18 giờ ngày 29/2/1968, Tàu 235 tới ngang vùng biển Nha Trang thì phát hiện máy bay trinh sát địch lượn vòng quanh tàu. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh nhận định tàu ta đã bị lộ nên cho anh em ngụy trang cẩn thận, chờ đêm tối chuyển hướng vào bờ. Cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu.

Đúng 23 giờ đêm, Tàu 235 đè sóng lướt tới. Khi cách Hòn Hèo khoảng 6 hải lý thì bất ngờ gặp 3 tàu chiến của địch và 4 chiếc khác dàn hàng ngang, triển khai đội hình phục kích thành thế bao vây hòng bắt sống tàu ta. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí chỉ huy thủy thủ thả khói mù, khôn khéo điều khiển tàu luồn lách qua đội hình tàu địch. Vì không liên lạc với lực lượng bến đón, thuyền trưởng ra lệnh thả hàng xuống biển và khẩn trương cho tàu di chuyển sang vùng biển Ninh Văn để không lộ vị trí thả hàng. Lúc này đã là 1 giờ 30 phút ngày 1/3/1968.

Trên biển, các tàu địch di chuyển khép chặt vòng vây. Trên không, chúng huy động máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt. Phía trước là núi, phía sau là 7 tàu địch ngăn chặn lối ra, Tàu 235 ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Trên trời, máy bay địch thả pháo sáng; Đèn pha các tàu địch tập trung chiếu sáng để các loại hỏa lực bắn xối xả. Mặc cho lửa đạn, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh vẫn bình tĩnh chỉ huy thủy thủ vừa kiên cường đánh trả địch, vừa cho tàu chạy sát vào gần bờ hơn.

Cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, nhiều đồng chí của ta bị thương, máy tàu hỏng nặng, thuyền trưởng bị thương ở đầu. Biết không thể thoát khỏi vòng vây của địch, Nguyễn Phan Vinh hội ý với anh em và ra quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Thuyền trưởng cho tất cả anh em bơi vào bờ trước, còn anh và thợ máy Ngô Văn Thứ ở lại chuẩn bị kíp nổ, trực tiếp điểm hỏa hủy tàu, rồi rời tàu.

Đúng 2 giờ sáng, một cột lửa bùng lên kèm theo tiếng nổ dữ dội chấn động cả vùng biển, hất tung một nửa thân Tàu 235 lên triền núi Bà Nam. Sau giây phút hoảng loạn, bọn địch điều thêm máy bay và gọi phi pháo bắn phá, dọn đường cho quân đổ bộ lên bờ hòng bao vây bắt sống thủy thủ Tàu 235. Cuộc chiến đấu trên bộ giữa thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng thợ máy Ngô Văn Thứ với bộ binh địch diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng địa hình, địa vật, các anh đã tiêu diệt nhiều tên địch. Cuối cùng, do vết thương ngày càng nặng, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và thợ máy Ngô Văn Thứ đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hi sinh.

Mãi là niềm tự hào của Quân đội và Nhân dân Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và các cựu binh Đoàn tàu không số

Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi là niềm tự hào của Quân đội và Nhân dân Việt Nam, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc; Là một quyết sách đúng đắn, sáng tạo độc đáo, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng.

Đây cũng là biểu tượng cao đẹp của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tình đoàn kết quân-dân thắm thiết; biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, sự giúp đỡ có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bạn bè quốc tế.

Tại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961-23/10/2021) do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và thành phố Hải Phòng tổ chức ngày 22/10, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, đảo, nòng cốt là Hải quân Nhân dân Việt Nam cần tập trung nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền, triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo;

Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; Tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của của Tổ quốc cần được quan tâm xây dựng vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; Nhất là Hải quân Nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư. Qua đó nâng cao vai trò của đội ngũ làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, tích cực, chủ động phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ giúp dân phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ nhân dân làm ăn trên các vùng biển và ổn định đời sống Nhân dân trên các đảo.

Năm tháng qua đi, nhưng Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, Nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta.

Lam Dương - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/60-nam-ngay-mo-duong-ho-chi-minh-tren-bien-sang-mai-mot-huyen-thoai-181074.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com