Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

An toàn thực phẩm dịp Tết: Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ

24/01/2024 10:35

Kinhte&Xahoi Sau 1 tháng các cơ quan chức năng của Hà Nội ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết, hàng loạt vi phạm đã được phát hiện và xử lý. Điều đó cho thấy, dù đã được cải thiện nhưng thị trường thực phẩm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn.

Để vui Tết trọn vẹn, phòng tránh ngộ độc, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng trong việc chọn mua, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm.

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội kiểm tra một siêu thị trên địa bàn huyện Đan Phượng. Ảnh: Xuân Lộc

Khó kiểm soát nguồn hàng bán online

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, trong một tháng ra quân tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm Tết (từ ngày 15-12-2023 đến 15-1-2024), các cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra 5.411 cơ sở, qua đó phát hiện 727 cơ sở vi phạm, xử phạt 675 cơ sở với tổng số tiền hơn 3,27 tỷ đồng và nhắc nhở, cảnh cáo 50 cơ sở.

Trực tiếp làm việc và kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại các quận, huyện, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong - thành viên Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố đánh giá, công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm từ thành phố đến xã, phường được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, hạn chế việc chồng chéo. Có thể nhận định, việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở đã chuyển biến tích cực. Nhiều cơ sở đã đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; ý thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cũng đã tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Thanh Phong, đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các xã, phường hiện rất thiếu. Ngoài phụ trách công tác an toàn thực phẩm, lực lượng này còn có nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đa số có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, hoạt động ngoài giờ, phân phối qua nhiều khâu trung gian. Chủ cơ sở chưa quan tâm nhiều đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm.

Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Trưởng phòng Y tế quận Hoàn Kiếm Phạm Thị Thanh Nhàn cũng lo ngại về thực trạng cứ mỗi dịp Tết, một lượng lớn bánh, mứt, kẹo được nhập lậu qua đường tiểu ngạch không có nguồn gốc, xuất xứ, trong khi lực lượng chức năng trên địa bàn mỏng nên thường xuyên quá tải trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, nguy cơ hàng giả, hàng nhái được đưa vào các kênh bán hàng trực tuyến (online) rất cao. Thế nhưng, việc kiểm tra loại hình kinh doanh này lại vô cùng khó khăn.

Cảnh giác với hàng “tẩy date”

Những ngày cận Tết, nguồn thực phẩm từ các tỉnh đổ về Hà Nội càng nhiều, kéo theo nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Theo bà Phạm Thị Thanh Nhàn, cùng với công tác kiểm tra, cơ quan chức năng của quận Hoàn Kiếm đã tăng cường tuyên truyền tại các khu dân cư, tổ dân phố, đặc biệt là qua Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… để người dân nhận biết và mua sản phẩm ở những địa điểm kinh doanh cố định, được cấp phép và lựa chọn sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, người dân cần lưu ý, hàng nhập khẩu phải có tem nhập khẩu, tránh tình trạng mua hàng "xách tay" nhưng thực ra lại đang tiêu thụ hàng giả, hàng “tẩy date” (thay đổi hạn sử dụng).

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trung ương và thành phố Hà Nội kiểm tra một xưởng sản xuất thực phẩm tại huyện Gia Lâm. Ảnh: Lưu Thu

Nhiều chuyên gia nhận định, do lợi nhuận cao, nhiều chủ cơ sở kinh doanh kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm bằng cách thay đổi bao bì và dập hạn sử dụng mới. Thậm chí, vào dịp Tết, những sản phẩm này thường được lồng vào các hộp quà tặng gói sẵn nên khó kiểm tra được hạn sử dụng. Do đó, người tiêu dùng khi mua các sản phẩm bánh kẹo có nguồn gốc nước ngoài cần tìm hiểu kỹ, hoặc lựa chọn những sản phẩm có hạn sử dụng được dập nổi để tránh mua phải những hộp bánh kẹo đã hết hạn sử dụng từ lâu.

Qua việc triển khai đợt cao điểm Tết, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Dương Mạnh Hùng cho biết, số sản phẩm bị thu giữ và tiêu hủy chủ yếu là thực phẩm đông lạnh, xuất xứ từ nước ngoài, không có giấy kiểm dịch và không được cấp phép nhập khẩu. Đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bao gói sẵn, phương thức thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, qua kiểm tra có những trường hợp thực phẩm đã “hết date” nhưng chủ cơ sở không tiêu hủy. Thậm chí, không loại trừ khả năng có hiện tượng sản phẩm được “tẩy date”.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra đột xuất thị trường cung ứng các mặt hàng thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm... Cùng với nỗ lực của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần chủ động lựa chọn hàng hóa tại các điểm kinh doanh, sàn thương mại uy tín; mua hàng có hóa đơn, chứng từ, nhãn mác rõ nguồn gốc nơi nhập khẩu, sản xuất; đồng thời kiên quyết tẩy chay các mặt hàng thiếu thông tin, xuất xứ.

Phó Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT Đào Văn Thanh:

 Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ lại có thể gây ra những nguy cơ lớn đối với tình trạng mất an toàn thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Cụ thể, qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng nhận thấy, ý thức, kiến thức của người sản xuất, người kinh doanh về an toàn thực phẩm tại các cơ sở nhỏ lẻ còn hạn chế. Thêm vào đó, vì lợi nhuận, họ cũng bất chấp các quy định về an toàn thực phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Hà Nội là thành phố đông dân với số lượng lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, những cơ sở này lại khó kiểm soát. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở này cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chỉ tập trung vào mỗi đợt cao điểm như dịp Tết. Có như vậy, lực lượng chức năng mới kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương:

 Hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và Lễ hội Xuân, ngành Y tế Hà Nội đã thành lập 5 đội cơ động thực phẩm. Ngoài ra, 30 đội phòng, chống ngộ độc thực phẩm cơ động thuộc 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đã sẵn sàng nhân lực tại các tuyến, các phương tiện, trang thiết bị điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm, thường trực bảo đảm an toàn thực phẩm. Tính từ ngày 15-12-2023 đến ngày 23-1-2024, trên địa bàn Thủ đô chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Trước, trong và sau Tết, các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm tuyến thành phố tập trung kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành, triển khai bảo đảm an toàn thực phẩm của cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Việc thực hiện kiểm tra tiếp tục đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố ngày càng đi vào nền nếp, thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm; biểu dương những cơ sở thực hiện tốt và ngược lại phát hiện kịp thời các cơ sở sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng:

 Người dân nên thay đổi thói quen tiêu dùng

Trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn, người dân không nên giữ thói quen tích trữ thực phẩm, mà nên mua đến đâu sử dụng hết đến đó. Đặc biệt, người dân không nên ham rẻ mà mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn để tích trữ. Trong tủ lạnh không nên chứa quá nhiều thực phẩm, không để lẫn thực phẩm sống, chín sẽ dễ gây nhiễm chéo. Ngoài ra, nhiệt độ tủ lạnh bảo quản phải phù hợp để không làm biến chất thực phẩm. Người dân nên chế biến chín và hạn chế ăn các thực phẩm tái, sống.

Khi mua thực phẩm tươi sống, người dân nên chọn mua ở những cửa hàng uy tín, nơi bảo đảm nhiệt độ bảo quản an toàn, còn nhãn mác, rõ nơi sản xuất và thời hạn sử dụng. Với thực phẩm đóng hộp, ngoài xem kỹ thời hạn sử dụng, người dân cần chú ý không mua sản phẩm bị móp, bị phồng ở phần nắp hoặc thân hộp. Bởi vì khi đó rất có thể sản phẩm đã hỏng hoặc nhiễm độc tố nguy hiểm như Botulinum.

Xuân Lộc ghi


Thu Trang - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/an-toan-thuc-pham-dip-tet-van-tiem-an-nhieu-nguy-co-656667.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com