Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Bắc Ninh: Phát hiện kho hàng chứa gần 23.000 sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu

01/06/2023 08:05

Kinhte&Xahoi Bắc Ninh đột xuất kiểm tra kho hàng “khủng”, tạm giữ gần 23.000 đơn vị sản phẩm điện tử, mỹ phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, ngày 31/5/2023, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Yên Phong, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh tiến hành khám đột xuất kho hàng của Công ty TNHH Việt Tường Thuận tại địa chỉ thôn Đông Yên, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do bà Lý Thị Duẩn làm Giám đốc, có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai làm đại diện công ty.

Bắc Ninh phát hiện, tạm giữ hàng chục nghìn đơn vị sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu. Ảnh Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại kho hàng của Công ty TNHH Việt Tường Thuận đang chứa gần 23.000 đơn vị sản phẩm gồm các nhóm hàng như điện tử, mỹ phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong đó có trên 3.000 đơn vị sản phẩm là các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu nhập lậu. Cùng với gần 20.000 đơn vị sản phẩm khác là hàng hóa về mỹ phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng đều có dấu hiệu vi phạm.

Làm việc với lực lượng chức năng, bà Duẩn chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của toàn bộ hàng hóa nêu trên.

Hiện, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm giữ đồng thời niêm phong toàn bộ gần 23.000 đơn vị sản phẩm, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm nêu trên để tiếp tục xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

[...]

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên. (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Xuân Thành - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-24h/bac-ninh-phat-hien-kho-hang-chua-gan-23000-san-pham-co-dau-hieu-nhap-lau-d194324.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com