Xem nhiều

Phóng sự: Lời thề giữa biển

Trường Sa! Hai tiếng thiêng liêng, sâu nặng trong trái tim của bao thế hệ người dân Việt Nam. Trường Sa! trạm gác tiền tiêu, pháo đài canh gác, lá chắn vững chắc từ hướng biển; là không gian chiến...

Ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì qua flycam

Tháng 9 và 10 này, đến Hà Giang du khách sẽ được ngắm mùa vàng Hoàng Su Phì, nơi được ví như một bức tranh thiên nhiên kì thú do bàn tay con người tôn tạo.

Bài 2: Đường đi của hàng giả từ biên giới tới các trang mạng với mức giá ‘nhảy múa’

29/06/2020 11:09

Kinhte&Xahoi Sau khi trót lọt từ biên giới, hàng hóa sẽ được tung lên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội với mức giá ‘hời’ và được tung hô là hàng thật…

Trước đây với mô hình kinh doanh truyền thống, nếu mua một món đồ thì người tiêu dùng phải tìm đến các sạp hàng tại chợ, shop bán hàng chuyên dụng để lựa chọn mua hàng. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 như hiện nay thì phương thức mua hàng trên thương mại điện tử và trang mạng xã hội đang trở nên đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên “lợi bất cập hại” trên môi trường mua bán online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, hàng nhái, cơ chế xác thực thông tin người bán cũng rất khó thực hiện và khó xử lý khi phát hiện vi phạm. Chúng ta hãy cùng bắt đầu với đường đi của hàng lậu từ biên giới đến các trang mạng…

Hàng lậu từ biên giới…

Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Việt Hải - Công ty TNHH SX &DVTM BNB cho biết, công ty của ông chuyên kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm và là nhà phân phối độc quyền cho một thương hiệu tại Italia. "Chúng tôi phải mất 10 năm để xây dựng thị trường, nhưng đến khi sản phẩm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì lại bị vấn nạn hàng giả, hàng nhái, nhất là các sản phẩm bán chạy nhất như dòng sữa tắm", ông Hải nói.

Lực lượng chức năng bắt giữ một cơ sở làm giả sản phẩm của Công ty TNHH SX &DVTM BNB. 

Theo ông Hải, trong số hàng trăm các sản phẩm mà công ty ông đang là nhà phân phối độc quyền thì mặt hàng sữa tắm Tesori D`0riente là mặt hàng có doanh số bán chạy nhất nên cũng bị làm giả, làm nhái nhiều nhất. Để chống lại vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng và cũng giúp cho công ty không bị ảnh hưởng về uy tín, ông Hải đã phải cử riêng một bộ phận chuyên theo dõi các sản phẩm bị làm giả. 

Qua nhiều năm, ông Hải đã đúc kết được các thủ đoạn của những gian thương là rất tinh vi, họ thường mua hàng giả về và đưa hàng qua biên giới Lạng Sơn, Móng Cái với mức giá thấp hơn 30 đến 50% giá bán buôn sản phẩm thật của công ty ông. Cá biệt, có những trường hợp còn chào hàng 1 chai sữa tắm Tesori D`0riente mà công ty đang bán lẻ 250.000 đồng chỉ với giá 2 tệ, tương đương 7.500 đồng.

"Tôi thực sự không hiểu sao có thể làm ra được sản phẩm với giá đó, vì vỏ chai sữa tắm này làm bằng nhôm, chỉ riêng sản xuất vỏ chai cũng đã không thể làm được với 2 tệ", ông Hải nói. Ông Hải cũng đặt nghi vấn, chỉ có thể thu mua vỏ chai về, sau đó đổ chất gì vào trong để thành sữa tắm có giá 7.500 đồng thì cũng khó biết được", ông Hải nói. 

Ông Trần Việt Hải - Công ty TNHH SX &DVTM BNB cho biết chai sữa tắm nhái (bên trái ông Hải) được làm hết sức tinh vi, thậm chí chai nhái còn to hơn, có vòi inox để đánh lừa người tiêu dùng.

... đến các trang mạng với mức giá “nhảy múa”

Hoàn tất quá trình làm nhái cực kỳ thủ đoạn, những sản phẩm này sẽ được rao bán trên mạng xã hội facebook, zalo, trang thương mại điện tử... với những cái mác của hàng chính hãng mà nếu không phải người trong nghề cũng "chào thua" vì không phân biệt được thật, giả với mức giá “nhảy múa” từ 135 ngàn đồng/cặp cho đến 790 ngàn đồng/cặp.

"Chúng tôi đã phải vào vai người mua hàng online để tìm đến các điểm bán hàng, nhưng các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội lại không phải doanh nghiệp, kho hàng cũng là nhà riêng và thậm chí còn ở chung cư, phải có thẻ cư dân mới vào được. Do đó, rất khó xử lý dứt điểm, thiệt hại cuối cùng vẫn là người tiêu dùng", ông Hải cho biết.

Hàng giả được bán trên mạng zalo với mức giá "nhảy múa" khiến người tiêu dùng hoang mang.

Chia sẻ với phóng viên, chị Hoàng Thị Thư (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã từng mua phải hàng giả thông qua kênh bán hàng trực tuyến bởi nhìn cái bao bì rất giống hàng thật, thậm chí khi quét mã Barcode trên chai vẫn ra tên sản phẩm và nhà sản xuất. Thế nhưng khi mình sử dụng và so sánh với các sản phẩm mua trước đây mới nhận ra đấy là sản phẩm nhái, kém chất lượng”.

Chị Lê Ánh Ngọc (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Hiện tại bây giờ hàng trôi nổi rất nhiều, với tôi không phải nhìn thấy cái gì là mua cái đấy mà trước khi mua tôi thường tìm hiểu, thậm chí tìm hiểu cũng không phân biệt được hàng giả và hàng chính hãng bởi cái đấy chủ yếu do kinh nghiệm, bản thân tôi bây giờ mua hàng thì chọn mua chỗ quen, tin tưởng”.

Ông Trần Việt Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ngôi sao Châu Âu – doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu và phân phối các sản phẩm hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm, dưỡng da, xà phòng, nước hoa... bức xúc: “Thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng hàng hóa giả mạo nhãn hiệu mà Công ty chúng tôi đã đăng ký độc quyền tại Việt Nam.

 Sản phẩm chính hãng phải có tem QR Code.

Cụ thể, qua theo dõi trên mạng xã hội, website bán hàng và trực tiếp khảo sát tại các điểm bán, chúng tôi nhận thấy hiện tượng các đầu buôn hàng nhập lậu số lượng lớn, mức giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm chính hãng bán ra, sản phẩm không có tem nhãn phụ và chứng minh có đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với Bộ Y tế như quy định của pháp luật ngoài ra người bán không cung cấp được hóa đơn bán hàng hợp pháp”.

Ông Lorenzo Tognini, Giám đốc phát triển kinh doanh Châu Á – Thái Bình Dương, Tập đoàn mỹ phẩm Sodalis cho hay: “Chúng tôi đã phát hiện ra bị làm giả một vài dòng sản phẩm tại Trung Quốc và đang phối hợp để xử lý. Trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ thay đổi mẫu mã sản phẩm. Riêng thị trường Việt Nam chúng tôi cũng đã nắm bắt được tình trạng hàng nhập lậu, sắp tới đây hãng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có kế hoạch chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái”.

Để tự bảo vệ thương hiệu của mình, năm này qua năm khác nhiều doanh nghiệp phải cắt cử hẳn nhân viên chuyên trách điều tra thị trường nhằm mục đích phát hiện các cơ sở bán hàng lậu để phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý. Tuh nhiên, với cách bán hàng qua mạng rầm rộ thiếu kiểm soát như hiện nay doanh nghiệp này cho biết không biết có thể chống đỡ với hàng lậu đến khi nào mới kết thúc.

Hàng giả, hàng nhái gây hậu quả lớn đối với doanh nghiệp, gây thiệt hại đối với kinh tế - xã hội đồng thời lấy đi của người tiêu dùng sức khoẻ, sự an toàn và cả tài chính. Vậy trong hoàn cảnh này người tiêu dùng cần ứng phó và cần có những chế tài xử phạt ra sao? Mời quý độc giả theo dõi bài viết cuối “Bài 3: Giải bài toán ứng phó với hàng giả, hàng lậu”.

 Lê Thanh Tùng

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Link bài gốc http://vietq.vn/bai-2-duong-di-cua-hang-gia-tu-bien-gioi-toi-cac-trang-mang-voi-muc-gia-nhay-mua-d175624.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com