Ấn Độ bắt đầu cuộc chiến thương mại với Mỹ

17/06/2019 15:35

Kinhte&Xahoi Ấn Độ từ ngày 16/6 chính thức áp thuế cao hơn đối với 28 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ bao gồm hạnh nhân, táo và quả óc chó. Động thái này được tiến hành nhằm trả đũa việc Washington rút các đặc quyền thương mại quan trọng đối với New Delhi.

Ảnh minh họa.

Theo Reuters, những mặt hàng của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế quan cao hơn khi nhập vào Ấn Độ bao gồm các sản phẩm sắt và thép, thép không gỉ cán phẳng, ốc vít, bu lông và đinh tán. Mức thuế tăng vọt cũng nhắm vào các sản phẩm thực phẩm như quả óc chó, đậu xanh, đậu lăng, táo, lê…

Theo một nguồn tin của tờ Times of India của Ấn Độ, mức thuế mới sẽ cho phép Ấn Độ nhận thêm khoảng 217 triệu USD doanh thu từ hàng nhập khẩu của Mỹ.

Lệnh tăng thuế nhập khẩu lên tới 120% đối với một số hàng hóa do Mỹ sản xuất đã được chính phủ Ấn Độ ban hành vào tháng 6/2018. Tuy nhiên, New Delhi sau đó đã vài lần trì hoãn áp dụng chính sách này để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
 
Tranh cãi thương mại giữa New Delhi và Washington bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 25% đối với mặt hàng thép và 10% thuế đối với các sản phẩm nhôm. Là một nhà xuất khẩu lớn các mặt hàng đó sang thị trường Mỹ, Ấn Độ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi động thái này, mất khoảng 240 triệu USD.

Hai bên đã cố gắng tìm tiếng nói chung trong vấn đề thuế quan trong hơn 1 năm qua nhưng các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đã sụp đổ vào tháng 6, sau khi Mỹ từ ngày 5/6 loại bỏ các đặc quyền thương mại theo Hệ thống Ưu đãi Tổng quát (GSP) với Ấn Độ, ảnh hưởng đến số hàng hóa trị giá 5,5 tỷ USD xuất khẩu từ nước này.

Ấn Độ và Mỹ trong suốt những thập kỷ qua là các đối tác thương mại lớn của nhau. Kim ngạch thương mại giữa 2 bên đạt 142,1 tỷ USD vào năm 2018.

Hà Dung

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

AB Mauri Việt Nam: Phát hiện sự cố hệ thống xử lý nước thải nhờ …“tin đồn”

Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (AB Mauri) đã đầu tư khoảng 10 triệu USD để xây dựng nhà máy xử lý nước thải với hệ thống công nghệ lọc RO (công nghệ thẩm thấu ngược theo tiêu chuẩn quốc tế) hiện đại. Mặc dù đầu tư lớn tiền, công nghệ hiện đại, nhưng cuối cùng vẫn phải nhờ đến… tin đồn mới biết bị hư.

Nguồn: Pháp luật Plus