Bắc Giang thu giữ hơn 3 tạ gà nhập lậu vào Việt Nam

19/10/2019 09:54

Kinhte&Xahoi Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra, xử lý hơn 3 tạ gà bao gồm chân, cánh, đùi, gà nguyên con có dấu hiệu nhập lậu tại tỉnh Bắc Giang.

Cục QLTT và Công an tỉnh Bắc Giang thu giữ hơn 3 tạ gà có nguồn gốc nước ngoài. Ảnh: Cục QLTT

Cụ thể, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh do ông Nguyễn Đức Chung có địa chỉ tại Thôn Ao Luông, xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra đã phát hiện 60 kg chân gà, 120 kg cánh gà, 12 kg đùi gà, 150 kg gà nguyên con. Toàn bộ số hàng hóa đều có xuất xứ từ nước ngoài.

Cũng tại thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh đã không xuất trình được các loại giấy tờ liên quan tới toàn bộ số hàng hoá. Ngoài ra, hộ kinh doanh do ông Nguyễn Đức Chung làm chủ không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.

Ngay sau đó, Đội Quản lý thị trường số 3 đã ra Quyết định xử phạt đối với ông Chung số tiền 10.500.000 đồng về hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định và kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên, trị giá khoảng 18.450.000 đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Tùy tiện xác định loại đất để “né” bồi thường?

Đơn phản ánh cho rằng hiện trạng nhà đất hộ ông Dương Văn Thừa đang sử dụng tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng thuộc vị trí 1, nhưng khi UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phê duyệt phương án bồi thường lại xác định ở vị trí 3 khiến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị thiệt hại nghiêm trọng.

Xã Tự Do (Lạc Sơn – Hòa Bình): Hệ lụy từ việc khai thác vàng trái phép!

Lấy lí do là đào ao nuôi cá, làm trang trại chăn nuôi nhưng một hộ gia đình ở thôn Khướng (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) đã nhiều năm khai thác vàng một cách trái phép trên nền diện tích lớn. Hậu quả, tài nguyên khoáng sản bị “ăn cắp” một cách trắng trợn và nguy hại hơn, môi trường cảnh quan xung quanh đã bị xâm hại một cách nặng nề, biến đổi dòng chảy và hoa màu của người dân không thể can tác.

Nguồn: Pháp luật Plus