Xem nhiều

Chiếc roi trừng phạt không… vô hình!

01/03/2020 09:14

Kinhte&Xahoi Ở thời buổi mà mạng xã hội trở thành “quyền lực thứ 5”, những hành động xấc xược, hung hăng và thiếu văn hóa, một khi rơi vào “tầm ngắm” của cư dân mạng thì chủ nhân của những hành động ấy khó bề mà sống yên thân. Khi ấy, mạng xã hội trở thành một chiếc roi trừng phạt, thích đáng, hoặc đôi khi cả quá tay.

Thượng úy Nguyễn Xô Việt nhận kết quả kỷ luật nặng sau phản ứng quyết liệt của cộng đồng mạng.

“Mày biết tao là ai không?”

Cách đây vài tháng, câu nói này trở thành câu cửa miệng của nhiều người, bởi nó đi kèm một sự việc đáng chú ý. Một hành khách, là doanh nhân, có lẽ cũng có chút vị trí trong ngành bất động sản, ngà ngà say trên máy bay, đã có hành vi sàm sỡ nữ tiếp viên hàng không. Khi bị tiếp viên, phi công yêu cầu xuống máy bay, doanh nhân này đã khệnh khạng phản ứng: “Mày biết tao là ai không? Mày tin tao gọi sếp to xử hết chúng mày không?”. 

Hành vi và câu nói này lập tức gây nên một “cơn bão mạng”. Cái án mà người đàn ông này gánh chịu không chỉ là 10 triệu đồng tiền phạt theo quy định của ngành hàng không, mà có lẽ, số tiền ấy là khá nhỏ so với gia cảnh của anh này. Điều đáng sợ hơn chờ đợi kẻ hành xử sai quấy lại ngông nghênh, ỉ thế là sự chỉ trích đồng loạt của dư luận, của cư dân mạng dành cho anh ta.

Hình ảnh của ông Vũ Anh Cường xuất hiện rầm rộ trên toàn cõi Facebook với nhiều góc độ và tất nhiên, toàn những hình ảnh xấu xí dưới tác động của men rượu và hành vi thấp kém. Người ta buông những lời chê trách, giận dữ đến chửi bới, thóa mạ. Người ta tìm ra Facebook ông này và tấn công bằng lời lẽ. Thậm chí, công ty bất động sản của ông Vũ Anh Cường còn xuất hiện trong những lời chửi bới và kêu gọi tẩy chay. Có thể nói, cái giá phải trả là không nhỏ.

“Mày biết tao là ai không?” có lẽ đã trở thành một loại câu nói kinh điển được thốt ra bởi những người có tiền, có quyền lực nhưng không có phông nền văn hóa. Dư luận cũng chứng kiến nhiều câu chuyện tương tự, dù không trực tiếp thốt ra câu “mày biết tao là ai không”, nhưng ý tứ là như thế, để rồi cũng bị cư dân mạng phản ứng tương tự. Đó là trường hợp của nữ Đại úy Lê Thị Hiền làm náo loạn ở Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ vì một vài điều trái ý.

Sự hung hãn, thiếu văn hóa của người phụ nữ này đã xuất hiện trọn vẹn trên mạng xã hội với nhiều clip, từ đòi hành hung tiếp viên hàng không đến sỉ vả nhân viên an ninh sân bay. Nếu như đây đơn thuần là sự việc khép kín, chỉ có các bên biết với nhau, có lẽ cách xử lý đã khác. Nhưng với tốc độ lan truyền khủng khiếp của các clip này trên mạng xã hội, người ta nhanh chóng tìm ra tên tuổi, chức vụ, cấp bậc, cơ quan công tác, facebook cá nhân, thậm chí nhà riêng của bà Hiền.

Dư luận rầm rộ đòi xử phạt đích đáng hành vi ngông cuồng của kẻ mang danh hiệu “công an nhân dân”. Kết quả của hành vi sai trái cũng như cơn phẫn nộ tập thể của cộng đồng mạng, nữ Đại úy này bị khai trừ Đảng, hạ cấp bậc và buộc phải ra khỏi ngành.

"Mày biết bố mày là ai không?” là câu nói gây bức xúc trong cộng đồng mạng.

Người ta ghép ảnh hai người với nhau và những hình ảnh không mấy hay ho lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Kết quả, Công an Thái Nguyên ra quyết định kỉ luật đối với thượng úy này, buộc ra khỏi ngành. “Hành vi vi phạm của ông Nguyễn Xô Việt đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm mất uy tín của bản thân, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ chiến sĩ và nhân dân”.Không lâu sau đó, trường hợp tương tự xảy ra, khi một thượng úy công an ở Thái Nguyên, vì không vừa ý với nhân viên bán hàng đã ném xúc xích vào mặt và thẳng tay tát nhân viên nói trên. Lại một lần nữa, mạng xã hội lên tiếng. Vụ việc của thượng úy Nguyễn Xô Việt bị ghép chung lại với vụ việc của Đại úy Hiền.

Điều được ghi trong quyết định kỉ luật cho thấy rằng, “dư luận xấu” và “bức xúc trong nhân dân” là một trong những yếu tố để căn cứ dẫn đến kết quả cuối cùng, là hình thức kỉ luật nghiêm.

Cộng đồng mạng thay “người phán xử”

Khó có thể kể hết biết bao câu chuyện mà trong đó, cộng đồng mạng đã trở thành những áp lực thúc đẩy sự xử lý nghiêm kẻ gây điều sai trái, hoặc thậm chí là trở thành “người phán xử” nếu pháp luật chưa có sự xử lý thỏa đáng. Như trường hợp của Đỗ Mạnh Hùng, kẻ sàm sỡ nữ sinh trong thang máy. Đầu tiên, clip vụ việc cùng với lời tố cáo của nạn nhân xuất hiện trên mạng xã hội.
 
Trong đó, ông Hùng vừa có hành vi sai quấy, quấy rối tình dục nữ sinh, vừa có thái độ hết sức xấc xược và còn đe nẹt khi nữ sinh này có ý định tố cáo. Sau đó, người đàn ông này được cơ quan công an triệu tập làm việc. Kết quả của hành vi và thái độ nói trên là mức phạt… 200 ngàn dành cho ông Hùng và hành động xin lỗi nạn nhân, mà ông này lần khân hết lần này đến lần khác, không hề có ý định thực hiện.

Trước sự xử lý “áp dụng luật” nhưng không hề cho cảm giác thỏa đáng, cộng đồng mạng đã thực hiện sự trừng phạt của mình, thay cho cơ quan chức năng. Câu chuyện “sàm sỡ bị phạt 200 ngàn” nhanh chóng trở thành một câu chuyện cười, xuất hiện trong tranh châm biếm, tiểu phẩm… khắp mạng xã hội, trong đó, ông Hùng được miêu tả như một kẻ biến thái, dê xồm, vô văn hóa… cùng cực.

Tiếp đó, hình ảnh ông này cùng thiết kế tương tự “lệnh truy nã” và lời kêu gọi trừng phạt lan nhanh khắp cộng đồng. Từ cõi mạng, cuộc tẩy chay lan ra đời thực khi hình ông Hùng bị dán tại nhiều thang máy trong cả nước để thể hiện thái độ phản kháng với hành vi quấy rối tình dục. Thậm chí, người đàn ông này bị từ chối, tẩy chay ngay tại chung cư mình đang sống, rồi khi dọn đến các chung cư khác vẫn chịu tình trạng tương tự.

Đó là cái giá quá đắt, đắt ngàn lần so với hình phạt theo quy định của pháp luật dành cho ông Hùng và có lẽ sẽ khiến cho người đàn ông này phải ghi nhớ cả đời, nhất là bất cứ khi nào có ý định quấy rối một người phụ nữ.

Còn nhớ, cách đây tầm 10 năm, báo chí có viết về một nữ đại gia, khi đi máy bay, cũng có hành động xấc xược, tát tiếp viên hàng không cùng câu nói “mày biết tao là ai không?”. Nhưng sự việc chỉ ồn ào một thời gian rất ngắn rồi chìm vào quên lãng và cũng không nhiều người dân biết. Một số trường hợp khác tương tự trong quá khứ, cũng gây lỗi, bị xử lý, sau đó, có người còn tái phạm đúng lỗi lầm ấy, vì mức phạt không đáng kể.

Thử nghĩ, nếu như ông Đỗ Mạnh Hùng trong câu chuyện nói trên chỉ bị xử phạt 200 ngàn theo quy định mà không có sự trừng trị vô hình nhưng hết sức khắc nghiệt của cộng đồng mạng thì ông ta sẽ lặp lại hành động của mình bao nhiêu lần và sẽ có bao Đỗ Mạnh Hùng xuất hiện nữa?

Khi mọi hành vi đặt dưới ống kính “máy soi”

Không thể phủ nhận sức mạnh cũng như năng lực giám sát của cộng đồng mạng. “Chiếc roi” mà mạng xã hội giơ lên giành cho kẻ sai quấy đã khiến nhiều người phải cẩn trọng hành vi hơn. Người ta ý thức được rằng, mỗi một hành động của mình nơi công cộng, thậm chí trong nhà, đều có thể được ghi lại bởi ống kính máy ảnh, camera anh ninh, xuất hiện nhan nhản ở cõi mạng, kết cục là gánh chịu sự trừng phạt.

Đơn giản như một người đàn ông đánh đập một đứa bé nhỏ, một chàng trai bảnh bao bỏ bạn gái giữa đường lúc trời mưa, người phụ nữ hống hách đòi đánh công an giao thông trong khi bản thân phạm luật, hay một cô ca sĩ cho con tè vào túi nôn máy bay… Tất cả đều có thể trở thành đối tượng bị “ném đá”, bị tẩy chay, chịu “cơn bão” phẫn nộ, những lời nói vô hình nhưng sức sát thương cao và ảnh hưởng cực mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.

Có thể nói, những “chiếc roi” ấy có ý nghĩa tích cực trong nhiều trường hợp. Nó khiến những kẻ ngông cuồng nhất cũng phải biết giật mình xuống giọng, những người mang trong mình quyền lực hay tiền bạc nhưng thiếu văn hóa phải khóc ròng, khiến những kẻ ỉ thế, cứng đầu cứng cổ nhất cũng phải cúi đầu nhận sai, nói lời xin lỗi.

Và tất nhiên, mạng xã hội luôn tồn tại những mặt trái của nó, cũng dễ dàng nhận thấy như mặt tích cực. Đó là khi cơn giận dữ lên đến cao trào khiến người ta mù quáng. Khi sự chỉ trích không đi kèm với tìm hiểu thấu đáo, ngọn nguồn dẫn đến “ném đá” sai đối tượng. Hoặc thậm chí, “ném đá” đúng, nhưng ném một cách cay độc, quá đáng, gây ra những vết thương vĩnh viễn cho người bị “ném đá” lẫn người thân, gia đình họ, những người đáng thương, hoàn toàn vô can.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quận Ba Đình (Hà Nội): Nhiều uẩn khúc trong việc cấp sổ đỏ tại số 33, phố Tân Ấp

Đã về hưu, Xí nghiệp bị giải thể nhưng ông Nguyễn Việt Trung lại không bàn giao tài sản cho Công ty CP Vật liệu xây dựng & Xuất nhập khẩu Hồng Hà, thay vào đó có dấu hiệu không minh bạch trong việc cho thuê nhà, biến tài sản chung thành tài sản riêng. Tài sản được cấp sổ đỏ có nhiều uẩn khúc, khó hiểu.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chiec-roi-trung-phat-khong-vo-hinh-d118377.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com