Xem nhiều

Chính phủ đề xuất giữ lại Quỹ bình ổn giá xăng dầu

19/09/2022 20:18

Kinhte&Xahoi Theo nhận định của Chính phủ, tại thời điểm này giá xăng dầu diễn biến vẫn rất thất thường, khó dự báo nên cơ chế Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn rất cần thiết để điều hành giá trong nước nhằm hạn chế những biến động lớn về giá.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022 để cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Theo tờ trình của Chính phủ, chính sách về bình ổn giá đã đề xuất nội dung danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá sẽ được giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết trên cơ sở các nguyên tắc chặt chẽ được quy định tại Luật; Đồng thời, tăng cường phân công, phân cấp, rõ trách nhiệm trong việc triển khai bình ổn giá trên phạm vi cả nước và trên địa bàn.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu có cơ chế đặc thù; Việc trích lập, sử dụng được thực hiện gắn với các kỳ điều hành giá nhằm tạo bước đệm, hạn chế mức tăng, giảm giá đột biến, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Qua đánh giá chi tiết cho thấy tại thời điểm này giá xăng dầu diễn biến vẫn rất thất thường, khó dự báo nên cơ chế quỹ vẫn rất cần thiết để điều hành giá trong nước nhằm hạn chế những biến động lớn về giá.

Về vấn đề cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết có 2 loại ý kiến.

Đa số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu vì cho rằng Quỹ là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Quang cảnh phiên họp

Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước, khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở thì việc bỏ Quỹ hiện tại là chưa phù hợp.

Thực tế, thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò điều hòa, góp phần giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động của giá. Từ đó, đã giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống người dân.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng mô hình Quỹ bình ổn để ổn định giá xăng dầu trong nước trong những tình huống biến động khó dự báo.

Xuất phát từ lý do trên, tại thời điểm hiện nay, khi giá xăng dầu thế giới còn biến động khó lường, với điều kiện chống chịu hiện tại của Việt Nam, khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài (10 ngày) thì trước mắt vẫn cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trong khi đó, một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và nguồn hình thành được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/1 lít). Mặc dù không phải tiền NSNN, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành.

Trên thực tế, khi thời điểm giá xăng dầu tăng cao như thời gian vừa qua, trường hợp Quỹ bị âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi từ Quỹ, thậm chí là vay ngân hàng bù vào. Còn khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập Quỹ, bù đắp cho phần Quỹ âm trước đó, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Trường hợp cần điều tiết giá xăng dầu, Nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc có biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ giá xăng dầu tăng cao, đó cũng là công cụ điều tiết chủ yếu mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng.

Việc quy định chung chung là Quỹ bình ổn giá như trong dự thảo luật có thể chưa chặt chẽ, dẫn đến phát sinh các quỹ khác.

Nói về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ cần có báo cáo đánh giá tác động đề xuất giữ Quỹ bình ổn giá, do đây là vấn đề còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu lý do đề nghị giữ Quỹ là qua đánh giá tác động thời gian qua, Quỹ có tác động tích cực và lợi ích lớn, đặc biệt trong biến động giá xăng dầu của năm 2022.

Ông nhấn mạnh đây là công cụ hữu ích, nếu chỉ dựa vào giảm thuế và phí thì chỉ được trong ngắn hạn, còn dài hạn rất khó khăn.

 Anh Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/chinh-phu-de-xuat-giu-lai-quy-binh-on-gia-xang-dau-206104.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com