Chống hàng giả, hàng lậu: Đừng để ‘trên nóng, dưới lạnh’!

11/07/2020 17:26

Kinhte&Xahoi Kho hàng lậu rộng trên 10.000m2, nằm giữa thành phố Lào Cai, hoạt động hơn 2 năm nay với doanh thu mỗi tháng hơn 10 tỉ đồng… Vậy mà cơ quan chức năng địa phương lại trả lời rằng “không nắm được”?

Chấn động kho hàng lậu quy mô “khủng”

Livestream bán hàng là hình thức xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng cuối năm 2018, hiện đang nở rộ với sự hỗ trợ của nhiều nền tảng từ mạng xã hội đến các trang thương mại điện tử giúp dân kinh doanh có cơ hội phủ sóng, kết nối nhiều hơn tới khách hàng và thu về mức lợi nhuận “khủng”. Tuy nhiên, song song với đó là tình trạng lợi dụng môi trường mạng để kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng lậu…

Kho hàng lậu rộng trên 10.000m2 nhưng cơ quan chức năng địa phương lại "không hề hay biết"?

Vừa qua, một vụ việc chấn động liên quan đến livestream bán hàng lậu, hàng giả gây xôn xao dư luận đã được lực lượng liên ngành Trung ương gồm quản lý thị trường (QLTT) và Công an phát hiện. Lực lượng chức năng đã đột kích kho hàng lậu quy mô tới 10.000m2 tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm tiêu dùng giả, nhái các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci... 

Qua lời khai của các nhân viên tại kho hàng, hàng ngày có cả người của đơn vị chuyển phát nhanh vào tận kho để gói hàng rồi đưa xe tải đến tận cửa để chở hàng đi giao khắp cả nước. Mỗi ngày kho hàng lậu này chốt được khoảng 1.000 đơn hàng, mỗi đơn hàng trung bình 2-3 sản phẩm, ước mỗi tháng có khoảng 90.000 sản phẩm lậu được bán ra thị trường, thu lợi nhuận hơn 10 tỉ đồng mỗi tháng.

Cơ quan chức năng địa phương không biết hay “cố tình” không biết?

Tuy nhiên, điều khiến dư luận không khỏi bất ngờ chính là câu trả lời của các cơ quan chức năng địa phương về sự tồn tại của kho hàng khổng lồ nói trên. Cụ thể, ông Đỗ Du Bắc, quyền Cục trưởng Cục QLTT Lào Cai thừa nhận “nghiệp vụ anh em còn kém” và đơn vị không nắm được hoạt động của kho hàng, chỉ đến khi Tổng cục QLTT thông báo phối hợp đột kích vào kho hàng mới biết đến sự tồn tại của nó.

Chính quyền phường sở tại thì “chỉ biết là kho hàng bán online, không ngờ lại là kho chứa hàng lậu”. Do không phát hiện được dấu hiệu nghi ngờ nên chính quyền cũng chưa bao giờ tiến hành kiểm tra. 

Hàng chục nghìn sản phẩm giả, nhái các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại kho hàng lậu được đưa đi khắp cả nước trong hơn 2 năm nay.  

Còn rất nhiều cơ quan có liên quan thì chưa được hỏi, nhưng nếu được hỏi có lẽ câu trả lời cũng tương tự như phía chính quyền sở tại. Bởi lúc này họ đang rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nếu không trả lời là không biết có một lượng lớn hàng lậu đang tập kết trong thị trường nội địa, chẳng lẽ các cơ quan này lại thừa nhận là không kiểm soát tốt cửa khẩu, dẫn đến để lọt lượng lớn hàng lậu qua biên giới?

Rõ ràng, trong sự việc trên trách nhiệm lớn nhất thuộc về Cục QLTT tỉnh Lào Cai và trực tiếp là QLTT TP.Lào Cai, vì đây là lực lượng với nhiệm vụ chủ chốt kiểm soát tốt thị trường nội địa, không để hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu... được phép tung hoành.

Hẳn dư luận chưa quên, vào năm 2007, cũng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Ngọc Kim lúc đó là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã phải đứng trước vành móng ngựa hầu tòa vì “bảo kê” cho Công ty Thiên Lợi Hòa và một số doanh nghiệp khác buôn lậu thuốc lá. 

Những tưởng sau vụ một lãnh đạo cấp cao của tỉnh bị truy tố, xét xử, các cán bộ, công chức, viên chức tỉnh này phải lấy đó làm bài học, không còn thái độ thờ ơ, vô cảm, thậm chí tiếp tay cho tội phạm buôn lậu? Khi kho hàng lậu “khủng” ở TP.Lào Cai bị triệt phá, dư luận không khỏi nghi ngờ có sự dung túng, tiếp tay của một số người có chức, quyền cho đường dây buôn lậu này. Nếu không, tại sao hàng nghìn sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới có thể thẩm lậu từ bên kia biên giới vào Việt Nam, rồi ngang nhiên tập kết ở một kho hàng rộng hàng chục nghìn m2, mà không ai biết? Trong khi người dân chỉ cần manh nha bán hàng kém chất lượng lập tức bị phát hiện.

Ở đây có hai vấn đề, một là năng lực yếu kém, hai là có hiện tượng dung dưỡng cho hành vi vi phạm. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề thứ nhất chỉ chiếm 10% xác suất, còn lại 90% nghiêng về giả thuyết thứ hai. Điều này chỉ có thể có câu trả lời khi mà lực lượng của Bộ Công an điều tra, làm rõ một cách khách quan, thận trọng. Song dư luận tin rằng các “công bộc của dân” không yếu kém đến mức không thấy kho hàng lậu rộng hàng chục nghìn m2, với hàng nghìn sản phẩm nhái, giả các loại được thẩm lậu qua biên giới ngang nhiên lộng hành giữa TP


Lê Thanh Tùng - VietQ.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Link bài gốc http://vietq.vn/chong-hang-gia-hang-lau-lieu-co-phai-tren-nong-duoi-lanh-d176104.html