Đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 để trẻ em tựu trường an toàn

30/08/2022 07:35

Kinhte&Xahoi Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào khẳng định vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người dân, nhất là trẻ em.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 28/8/2022, Việt Nam đã tiêm được hơn 255 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, là quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên thế giới.

Cụ thể, tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên cao gấp đôi tỉ lệ trung bình trên thế giới; tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Ý và Pháp.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 hướng đến mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường

Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổ chức Y tế giới (WHO) và các quốc gia vẫn tiếp tục khẳng định tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp phòng dịch hữu hiệu nhất, kể cả đối với các biến chủng mới.

Trên thế giới, nhiều nước đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho người dân. Hơn 80 quốc gia đã tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và một số quốc gia đã tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

“Hiện chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào khẳng định vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người dân, nhất là trẻ em. Hiệu lực của vắc xin giảm tương đối nhanh sau 3-5 tháng, vì vậy để duy trì hiệu quả bảo vệ, cần phải tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, bà Hương nhấn mạnh.

Nhân dịp Tết Trung thu 2022, khai giảng năm học mới 2022- 2023, Bộ Y tế phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em cả nước với chủ đề “Vui Trung thu và tựu trường an toàn”. Chiến dịch hướng đến mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được tạo điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 để có miễn dịch chủ động với virus SARS-COV-2. Chiến dịch sẽ diễn ra từ nay đến ngày 30/9.

 Khánh Vy - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/day-manh-tiem-vac-xin-phong-covid-19-de-tre-em-tuu-truong-an-toan-204572.html