Xem nhiều

Dự án Công viên Sài Gòn Safari: 13 năm vẫn chưa được triển khai

28/06/2019 11:19

Kinhte&Xahoi Dự án Công viên Sài Gòn Safari có quy mô lớn, diện tích đất bị thu hồi rộng nhưng UBND TP HCM lại giao cho Công ty Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Cty Thảo Cầm Viên) làm chủ đầu tư, trong khi doanh nghiệp này không đủ năng lực để thực hiện khiến cho dự án sau 13 năm chưa triển khai được.

TTCP kiến nghị đấu thầu rộng rãi để tìm chủ đầu tư có năng lực để thực hiện dự án

Đây là một trong những nhận định vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) thông báo tại kết luận thanh tra dự án Thảo Cầm Viên mới (Công viên Sài Gòn Safari) tại huyện Củ Chi, TP HCM.  

Giao dự án cho Chủ đầu tư không đủ năng lực

Theo đó, TTCP xác định UBND TP HCM chưa thực hiện đúng trình tự pháp lý, giao Cty Thảo Cầm Viên không đủ năng lực làm chủ đầu tư. Đây là nguyên nhân hơn 13 năm qua dự án vẫn chưa triển khai. Trách nhiệm thuộc Sở KH&ĐT giai đoạn 2001-2006. 

TTCP cho rằng, căn cứ Quyết định 1060 ngày 4/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đạn 2001-2005, UBND TP HCM ban hành quyết định thu hồi và tạm giao hơn 485ha đất cho Cty Thảo Cầm Viên để bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án là chưa đầy đủ thủ tục pháp lý. 

Đối với quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000, Cty Thảo Cầm Viên không xây dựng kế hoạch đấu thầu tư vấn lập quy hoạch chi tiết 1/2000 để trình Sở GTVT phê duyệt là vi phạm quy định của Chính phủ. Trách nhiệm này thuộc về Giám đốc Cty Thảo Cầm Viên, Giám đốc Sở GTVT khi đó liên đới chịu trách nhiệm vì đã không đôn đốc thực hiện.

“Sau 13 năm kể từ ngày UBND TP HCM có văn bản chấp thuận chủ trương tuyển chọn đơn vị tư vấn để lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, đồ án quy hoạch mới hoàn thành và đuợc phê duyệt là thời gian quá dài”- TTCP kết luận.

Theo kết luận TTCP, nguyên nhân là các cơ quan chức năng TP HCM chưa cố gắng tìm giải pháp phù hợp để xin chỉ đạo của Thủ tướng. Do đó, thiết kế quy hoạch xây dựng chi tiết (1/2000, 1/500) là tài liệu quan trọng để quyết định đầu tư dự án đã không được quan tâm phê duyệt. Trách nhiệm này thuộc UBND thành phố, các Sở: KH&ĐT, Xây dựng, GTVT và Quy hoạch Kiến trúc.

Liên quan tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, TTCP cho rằng, đến thời điểm thanh tra dự án không có phương án đền bù theo quy định mà chỉ có phương án giá. Phương án này đưa ra một số quy định không phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai tại thời điểm đó cũng như việc áp giá đền bù chưa phù hợp làm phát sinh chi phí hơn 104 tỷ đồng. 

“Số tiền này đã được chi trả đầy đủ cho người dân. Dù chưa phát hiện có dấu hiệu vụ lợi, song phải kiểm điểm một cách nghiêm túc. Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vào ngày 30/11/2017, đại diện các bộ, ngành Trung ương đều thống nhất không thu hồi lại tiền từ người dân nhưng UBND TP HCM cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương để chi trả, hỗ trợ” - kết luận thanh tra nêu.

Cần đảm bảo quyền lợi người dân

Dự án Công viên Sài Gòn Safari là một dự án lớn, rất nhiều nông dân có đất bị thu hồi nhưng khi triển khai thu hồi đất đa số đã chấp nhận giao đất cho Nhà nước, nhận tiền đền bù, hỗ trợ. Tuy nhiên, TTCP cũng chỉ ra nguyên nhân khiến người dân khiếu nại nhiều năm là: Xây dựng khu tái định cư chậm, không bố trí tạm cư, không chi tiền tạm cư; dự án chưa thực hiện dù đã có mặt bằng và nguồn kinh phí; đất thu hồi xong bỏ hoang nhiều năm. Ngoài ra, kể từ khi thu hồi đất đến thời điểm thanh tra đã gần 14 năm (2004-2018) nhưng dự án chưa triển khai và có sự so bì giữa các hộ dân có đất bị thu hồi...

Liên quan tới việc thanh, quyết toán các gói thầu ở dự án, TTCP cho biết: Qua kết quả kiểm tra các gói thầu cho thấy phần lớn gói thầu, chủ đầu tư (Cty Thảo Cầm Viên hoặc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi) chưa thực hiện việc quyết toán theo quy định. Mặt khác, Sở Tài chính đã không kịp thời kiểm tra, xử lý đối với các gói thầu không quyết toán theo đúng quy định nên liên đới chịu trách nhiệm. 

Với những sai sót này, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM kiểm tra, giải quyết bồi thường, tái định cư, hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại nằm trong quy hoạch dự án theo đúng quy định pháp luật. Kiểm tra rà soát lại phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất thực hiện dự án, có biện pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo cho các hộ dân có đất bị thu hồi.  

TTCP đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP HCM tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục quy định pháp luật để lựa chọn nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài có đủ kinh nghiệm và năng lực tài chính thực hiện dự án. “Trường hợp có việc điều chỉnh quy hoạch so với mục tiêu dự án ban đầu phải tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng trình tự, thủ tục quy định pháp luật”- kiến nghị của TTCP. 

Ngoài ra, TTCP cũng kiến nghị cần xây dựng ngay khu tái định cư cho người dân; có biện pháp quản lý diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng, cương quyết không để người dân tái sử dụng. Đồng thời tổ chức kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan sai phạm.  


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kỳ 1: Quảng Xương, Thanh Hóa: Hơn 200 hecta đất nông nghiệp phải bỏ hoang vì trạm bơm bị… “xiết nợ”?

Đã nhiều tháng nay, hàng trăm hecta đất lúa của người dân xã Quảng Phong, Quảng Xương (Thanh Hóa) đành bỏ hoang hoặc lúa bị khô hạn vì trạm bơm nước chính đang bị xiết nợ. Xót xa trước sự việc trên người dân nhiều lần gửi đơn kêu cứu lên chính quyền các cấp. Tuy nhiên, đến nay đã nhiều tháng trôi qua chính quyền sở tại vẫn chưa đưa ra được biện pháp xử lý triệt. Còn người dân chỉ biết đứng nhìn những cánh đồng “chết dần vì khát nước.”

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com