Xem nhiều

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

05/06/2024 14:46

Kinhte&Xahoi Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Nhiều lễ hội bị hiện đại hóa

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88%), phần lớn trong số đó là do cấp xã quản lý (5.517 lễ hội, chiếm gần 70%).

Lễ hội dân gian vốn gắn bó với từng làng quê, từng vùng, miền và mang tính đặc trưng, song hiện nay lại được tổ chức theo một khuôn mẫu, một trình tự, một kịch bản gần như nhau, tạo nên sự đơn điệu, kém hấp dẫn.

Một số lễ hội dân tộc thiểu số vẫn chưa khai thác được nhiều, vẫn bị thất truyền và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng mai một.

Thực trạng đáng buồn hiện nay là nhiều không gian văn hóa, lễ hội của đồng bào đang dần bị hiện đại hóa. Ví như sự kết hợp nhiều khi vụng về, chắp vá vội vàng các yếu tố của lễ hội dân gian trong các lễ hội du lịch hay “sân khấu hóa” nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khó được du khách chấp nhận.

Có lễ hội của người Mông, nhà tổ chức đã làm “sân khấu hóa” phông bạt xanh đỏ và hàng loạt các băng rôn, khẩu hiệu, là những thứ không thuộc không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội rất có ý nghĩa đối với đồng bào vùng cao, ghi dấu tinh thần đoàn kết của làng và dịp để “báo công” với thần linh.

Nhưng ngay ở phần chính của lễ hội này lại xuất hiện những thanh niên người dân tộc mặc trang phục… hiện đại: quần jean, áo sơ mi và mang dép lê thực hiện nghi thức đâm trâu, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân và du khách...

Nhiều người dân đi lễ hội cũng không biết lễ hội đó tôn vinh vị thần nào. Họ cầu cúng trong tâm lý chung là “kéo” thần thánh về gần với cuộc sống đời thường để phục vụ cho những nhu cầu cũng hết sức đời thường. Xu hướng này cũng góp phần làm hạn chế tính thiêng của lễ hội, khiến cho lễ hội trở nên tự do, thậm chí có phần tùy tiện, lộn xộn...

Cần gìn giữ bản sắc dân tộc độc đáo

Không ít người dân, nhất là lớp trẻ hiện nay không mấy mặn mà với các lễ hội truyền thống nói chung. Môi trường diễn xướng hiện nay đã nhiều thay đổi nên tiếng chiêng, những câu hát dân gian đối đáp nam nữ và các điệu múa cổ truyền cũng không còn nhiều dịp thể hiện, thay vào đó là những thùng loa với nhạc chạy chữ karaoke được dân bản cất lên.

Một số lễ hội bị “lai căng” do nhận thức chưa thấu đáo về các giá trị văn hóa của cộng đồng, dẫn đến việc tiếp thu, pha trộn thiếu chọn lọc hay tổ chức các nghi lễ, lễ hội, phong tục sai quy cách, phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực.

Già làng Bhơriu Prăm (xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) nhiều lần trăn trở về văn hóa Cơ Tu đang dần bị “biến dạng”. Câu chuyện về “dùng rượu, bia thay rượu cần” cũng thường xuyên được già lấy làm ví dụ. “Bây giờ văn minh rồi nhưng không có nghĩa bỏ đi văn hóa của dân tộc mình.

Nghĩ vậy là sai trái, đi ngược với sự bảo tồn đó rồi” - già Prăm từng nói. Có rất nhiều nguyên nhân khiến rượu cần ngày càng vắng bóng ở các lễ hội, sinh hoạt văn hóa của đồng bào, như suy nghĩ dùng bia tiện hơn nhiều so với ủ rượu cần với nhiều công đoạn rườm rà, tốn công sức.

Để phục dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa lễ hội các dân tộc thiểu số, Bộ VH,TT&DL đã có văn bản yêu cầu các Sở VH,TT&DL chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Các lễ hội dân gian cần phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Thùy Dương - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

CTHĐQT Công ty Bắc Từ Liêm thông tin thêm về vụ đấu giá Cổ Dương

Vụ án đấu giá ô đất Cổ Dương hiện đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh những kết luận đã được ban hành tại các Bản cáo trạng số 28, dư luận cũng đặt nhiều câu hỏi đặc biệt liên quan đến mục đích thực sự đằng sau của việc cố ý hạ giá trị của ô đất đấu giá.

Hà Nội: Cần làm rõ dấu hiệu bất thường trong việc đầu tư sửa chữa đường trục tiểu khu Đông Đoài

Theo người dân phản ánh, hiện nay tuyến đường trục tiểu khu Đông Đoài đang được triển khai nằm ở vị trí giữa cánh đồng, thiếu biện pháp đảm bảo an toàn giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, việc thi công xây dựng tuyến đường trên có dấu hiệu thiếu giám sát nên lo ngại về chất lượng thi công và chất lượng sử dụng vật liệu xây dựng.

link bài gốc https://phapluatplus.vn/dung-de-le-hoi-dan-toc-bi-mat-goc-van-hoa-199753.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com