Xem nhiều

Hà Nội chăm lo tốt hơn cho người dân để sớm đẩy lùi dịch bệnh

30/09/2021 19:27

Kinhte&Xahoi Từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, với tinh thần quyết tâm “không để ai ở lại phía sau”, thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, đồng bộ, hiệu quả, kịp thời trong việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trong đó, TP tập trung các hoạt động chăm lo đời sống cho người nghèo, lao động tự do, người dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm...

Kịp thời hỗ trợ những trường hợp khó khăn

 Với mong muốn đưa nguồn lực hỗ trợ kịp thời đến với người dân sớm nhất, trong thời gian qua, các quận, huyện, thị xã đã đẩy nhanh tiến độ chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 15 của HĐND thành phố Hà Nội và Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ. Việc chi trả đảm bảo công khai, đúng đối tượng, góp phần ổn định đời sống an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn.

Theo đó, để chung tay phòng, chống dịch Covid-19, hệ thống chính trị từ thành phố đến quận, huyện, thị xã đã vận động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ kinh phí, hàng hóa, nhu yếu phẩm... chăm lo cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, hộ dân trong khu vực phong tỏa và những hộ cận nghèo, khó khăn trên địa bàn. Điều này thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng, chung tay của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian giãn cách xã hội, các địa phương đã cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân

Chị Vũ Thị Hà (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: Đợt dịch lần thứ tư bùng phát, tôi phải tạm nghỉ làm ở nhà để chăm con nhỏ vì cháu không thể đến trường. Mọi chi phí sinh hoạt, tiền thuê trọ đều trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chồng. May mắn, tôi đã được tổ dân phố lập danh sách để nhận hỗ trợ và được cung cấp rất nhiều lương thực, thực phẩm. Nhờ vậy, gia đình tôi đã vượt qua được giai đoạn khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Quốc Khánh cho biết: Cùng với việc triển khai hỗ trợ các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Thành ủy, UBND TP đã chỉ đạo ngành bổ sung rà soát 10 nhóm đối tượng không ở trong diện được hỗ trợ theo quy định và đã được thành phố phê duyệt.

Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã; Xã, phường, thị trấn cũng tăng cường vừa rà soát, vừa lập danh sách, vừa chuẩn bị các phương án… sẵn sàng hỗ trợ cho người dân.

Đặc biệt, ngoài các chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hà Nội cũng đã bổ sung 500 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố cho vay giải quyết việc làm của người lao động để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Quyết tâm “không để ai ở lại phía sau”

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, đến cuối ngày 27/9, tổng trị giá các nguồn lực mà thành phố đã hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hơn 1.329 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách hơn 950 tỷ đồng; Nguồn vận động xã hội hóa hơn 379 tỷ đồng.

Về gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, các sở, ngành, địa phương đã ra quyết định hỗ trợ cho hơn 1,665 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí gần 648 tỷ đồng.

Cụ thể, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã đến với hơn 1,423 triệu lao động, tổng số tiền thực hiện hỗ trợ giảm đóng hơn 147 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất đã có 8.249 người thụ hưởng với số tiền gần 59 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã có hơn 23.000 người thụ hưởng với kinh phí gần 91 tỷ đồng.

 Thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, đồng bộ, hiệu quả, kịp thời trong việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân

Với nhóm lao động tự do, chính sách hỗ trợ đã giúp 188.571 người được tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ. Số tiền đã hỗ trợ cho nhóm đối tượng này là gần 283 tỷ đồng.

Đối với các chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố, đến nay, các cơ quan chức năng đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ 8/8 nhóm đối tượng. Số thụ hưởng các chính sách là 288.230 người, hộ kinh doanh. Kinh phí phê duyệt hỗ trợ là gần 295 tỷ đồng.

Đặc biệt, ngoài các chính sách của Trung ương và thành phố, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí hơn 89 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để hỗ trợ 175.117 hộ nghèo và nhiều đối tượng khác, bao gồm cả một số người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội.

Từ nguồn lực vận động xã hội hóa, toàn thành phố đã giúp đỡ, hỗ trợ cho 1,052 triệu lượt người, hộ gia đình gặp khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền gần 290 tỷ đồng...

Tính chung, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn thành phố đã có hơn 3,18 triệu lượt người dân, người lao động, hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh được hỗ trợ về an sinh xã hội.

Bên cạnh việc triển khai các phương án hỗ trợ người dân, thời gian qua, thành phố Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống người dân, lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh như “Chợ 0 đồng” - chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam thành phố Hà Nội với Bộ Tư lệnh Thủ đô; Hay như chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức...

Mặc dù những món quà hỗ trợ chưa đầy đủ nhưng đã động viên, góp phần giúp người khó khăn tạm thời không quá lo lắng đến việc mưu sinh; Giúp người dân tuân thủ quy định phòng, chống dịch... Đặc biệt, những hành động sẻ chia này là thông điệp lan tỏa tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến thắng đại dịch của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.

Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực, xã hội hóa để thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với phương châm “Không để bất kỳ người nghèo, người khó khăn nào không được hỗ trợ, chăm lo”.

 Thanh Hà - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TAB & Tomochain đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc cách mạng chuyển đổi số Quốc Gia

Ngày 15/06/2021 Thủ tướng chính phủ ký quyết định 942/QĐ-TTg, trong đó mục i - phát triển ứng dụng, dịch vụ số nằm trong Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Địa phương và mục đích (Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain)) - Nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ lõi nằm trong phần Giải pháp đều cho rằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những công nghệ lõi quan trọng mà nhà nước và doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và làm chủ.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-cham-lo-tot-hon-cho-nguoi-dan-de-som-day-lui-dich-benh-178988.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com