Xem nhiều

Hà Nội: Phát hiện hơn 10.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

29/10/2020 10:42

Kinhte&Xahoi Sau một năm thí điểm kiểm tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP), lực lượng thanh tra Hà Nội đã kiểm tra 64.130 cơ sở, phát hiện 10.318 cơ sở vi phạm, phạt tiền 5.351 cơ sở với số tiền hơn 10,88 tỷ đồng.

Thực hiện Quyết định 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 30 huyện, quận, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Sau 1 năm triển khai, UBND TP cho biết, có 64.130 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Qua đó, phát hiện 10.318 cơ sở vi phạm (chiếm 16,1%), có 5.351 cơ sở bị phạt tiền với số tiền hơn 10,88 tỷ đồng.

Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các lỗi vi phạm chủ yếu như: Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đội mũ, đeo khẩu trang; vi phạm về điều kiện bảo đảm ATTP trong bảo quản thực phẩm; cống rãnh thoát nước khu vực chế biến ứ đọng; không được che kín.

Ảnh minh họa

Không thực hiện lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước; khu vực sơ chế, chế biến có côn trùng, động vật gây hại; nhãn mác chưa đầy đủ nội dung theo quy định…

So sánh với kết quả trước khi tiến hành thí điểm thanh tra chuyên ngành, số lượng lượt cơ sở được thanh kiểm tra ít hơn, tỷ lệ cơ sở vi phạm là tương đương (16%) nhưng tỷ lệ số cơ sở vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính tăng lên (từ 3,3% lên 8,3%), số tiền phạt tăng lên, đặc biệt với tuyến xã/phường. Riêng với các cơ sở được thanh tra 100% cơ sở có vi phạm đều bị xử phạt vi phạm hành chính.

Chi cục Vệ sinh ATTP Hà Nội cho biết, đạt được kết quả này là do trong thời gian qua Thành phố đã có kinh nghiệm trong thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 5 quận, huyện và 10 xã, phường, thị trấn năm 2016. Đồng thời UBND Thành phố đã chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong công tác triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP.

Theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội – thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương đánh giá cao. Với dân số hơn 10 triệu dân, Hà Nội phải chịu nhiều áp lực về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính vì vậy thành phố đã tổ chức quyết liệt, gay gắt và vào cuộc tích cực từ công tác chỉ đạo đến triển khai thực hiện; có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các sở, ngành và các tỉnh thành để luôn bảo đảm an toàn thực phẩm ở mức cao nhất. Đặc biệt là sự vào cuộc sát sao, trách nhiệm của các quận, huyện, xã phường, nhất là cán bộ phụ trách vấn đề này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chương trình khi tiến hành triển khai vẫn gặp mốt số khó khăn do hầu hết các quận, huyện và xã, phường triển khai thí điểm thanh tra lần đầu (25/30 quận, huyện và 574/584 xã, phường, thị trấn), tuyến quận, huyện triển khai thí điểm lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn bỡ ngỡ khi thực hiện triển khai thanh tra chuyên ngành. Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra được tập huấn, đào tạo các kiến thức cơ bản, để có kinh nghiệm thực tiễn cần thời gian dài; quy trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp nên gặp khó khăn, sợ sài khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã.

Khi tiến hành thanh tra chuyên ngành ATTP, số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, hoạt động theo thời vụ, ngoài giờ, thay đổi địa điểm, tồn tại chợ tạm, chợ cóc... gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính, như khi ban hành quyết định thanh tra xong thì cơ sở đã đóng cửa, chuyển địa điểm, không hợp tác với đoàn.

Tâm lý “làng xóm, họ hàng” đặc biệt là ở các xã, thị trấn và các cơ sở được thanh tra tại tuyến xã thường quá nhỏ lẻ, tạm bợ nên các đoàn thường có tâm lý ngại thanh tra, chỉ đôn đốc nhắc nhở cơ sở làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt tại tuyến xã.

Vì vậy, để đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới về vấn đề bảo đảm ATTP, theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, hoạt động thanh tra chuyên ngành ATTP nên tiếp tục được duy trì ở tuyến quận, huyện. Đồng thời cần xem xét việc duy trì thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại tuyến xã do kết quả triển khai chưa hiệu quả.

Nếu triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP cả tuyến xã, phường, thị trấn cần đơn giản hơn quy trình thanh tra, nghiên cứu thêm điều kiện tiêu chuẩn cán bộ đào tạo chứng chỉ thanh tra chuyên ngành để huy động được các lực lượng cán bộ hợp đồng có chuyên môn thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công thương thuộc tuyến xã, phường tham gia vào đoàn thanh tra.

 Bình An




;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Nguồn: HATAP

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com