Xem nhiều

Hà Nội: Rà soát, thu hồi vốn những dự án đã ghi vốn cho năm 2022 nhưng chưa có dự án đầu tư

26/08/2022 16:22

Kinhte&Xahoi Thực hiện giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, đến ngày 22/8, toàn thành phố Hà Nội giải ngân được trên 13.800 tỷ đồng, đạt 27,1% kế hoạch. Ước 8 tháng đầu năm, toàn thành phố giải ngân 15.322 tỷ đồng, đạt 30%.

Ngày 26/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì cuộc làm việc của Tổ công tác số 4 của Thủ tướng Chính phủ với UBND TP. Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Dự buổi làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; các Phó Chủ tịch UBND thành phố: Hà Minh Hải, Dương Đức Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và quận huyện, thị xã.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì buổi làm việc

Ước 8 tháng đầu năm, toàn thành phố giải ngân 15.322 tỷ đồng, đạt 30%

Theo báo cáo của UBND thành phố, về kế hoạch giao vốn, sau điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công vào tháng 9/2022, cấp thành phố sẽ thực hiện giải ngân trên 21.250 tỷ đồng; cấp huyện sẽ giải ngân trên 29.822 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ngân sách cấp huyện theo phân cấp, nguồn ngân sách cấp thành phố hỗ trợ mục tiêu, nguồn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia).

Kế hoạch đầu tư công của thành phố năm 2021 là trên 46.000 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch Trung ương giao là hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch đầu tư công cấp thành phố trên 27.400 tỷ đồng và chi đầu tư công cấp huyện (gồm cả cấp xã là trên 18.700 tỷ đông).

Thành phố đã giao kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 của các dự án sử dụng ngân sách thành phố và ngân sách cấp huyện là hơn 2.800 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch đầu tư công cấp thành phố là trên 1.200 tỷ đồng và ngân sách cấp huyện là trên 1.500 tỷ đồng.

Thực hiện giải ngân kế hoạch vốn năm 2022, đến ngày 22/8, toàn thành phố giải ngân được trên 13.800 tỷ đồng, đạt 27,1% kế hoạch. Ước 8 tháng đầu năm, toàn thành phố giải ngân 15.322 tỷ đồng, đạt 30%.

Sau khi Quyết định số 548/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, công tác giải ngân của Hà Nội đã cải thiện rõ rệt. Cụ thể, sau 3,5 tháng, tỷ lệ giải ngân đã tăng lên gấp 2,57 lần so với 4 tháng đầu năm.

Về kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022, đến ngày 22/8, toàn thành phố giải ngân được trên 690 tỷ đồng, đạt 24,72%.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị

Báo cáo Tổ công tác, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân, đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công năm 2019, trong đó bổ sung quy định về xử lý chuyển tiếp trong trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Với các dự án ODA hiện nay đang triển khai tại Hà Nội, chủ yếu là các dự án lớn về đường sắt đô thị, quá trình triển khai nhiều gặp nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, sự khác biệt giữa quy định hiện hành của Việt Nam và thông lệ quốc tế, quy định nhà tài trợ khi triển khai các hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp. Do vậy, Hà Nội đề nghị các bộ, ngành hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục trong quá trình triển khai các dự án ODA, góp phần thúc đẩy tiến độ, hạn chế tranh chấp với các nhà thầu.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo HĐND thành phố, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội và các quận, huyện đã báo cáo làm rõ thêm về tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Nắm bắt khó khăn từ thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo giải pháp tháo gỡ

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định, tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm của Hà Nội đạt 30% là tích cực. Quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của Hà Nội đã cho thấy nhiều cải thiện, đổi mới. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn đồng tình với cách tiếp cận của thành phố là xác định điểm nghẽn, rà soát các nguyên nhân cụ thể để đặt trọng tâm xử lý, giải quyết. Đó cũng là cách Bộ mong muốn các địa phương trong cả nước bắt tay vào giải quyết nhiệm vụ khó khăn này.

Về một số đề xuất của thành phố liên quan đến cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng như hằng năm cho ban hành hệ số điều chỉnh giá đất theo từng địa bàn cấp huyện, làm căn cứ để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; UBND thành phố được uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo hệ số điều chỉnh giá đất hằng năm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, Bộ đã có nhiều văn bản trả lời UBND thành phố. Đây cũng là vướng mắc chung của nhiều địa phương vì khi thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội có liên quan tới đất ở, đất sản xuất của người dân.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao công tác chuẩn bị của thành phố cũng như những nội dung trao đổi rất thiết thực, khách quan, có hiệu quả tại buổi làm việc. Các ý kiến được nêu đều thẳng thắn, chỉ rõ những việc đang khó khăn, vướng mắc để tìm giải pháp khắc phục.

Thành phố đã có sự phối hợp nhịp nhàng với Trung ương, tập trung rà soát để nhận diện khó khăn, phân loại theo từng nhóm, từng việc cụ thể. Giống với cách làm của Chính phủ, Hà Nội đã thành lập 6 tổ công tác phân về các địa phương để nắm bắt khó khăn từ thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo giải pháp tháo gỡ.

Nhờ đó, kết quả giải ngân trong tháng 8 của thành phố đã có sự chuyển động rõ nét. Tuy nhiên, do thời gian còn lại từ nay đến cuối năm rất ngắn, Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố tiếp tục phát huy những giải pháp đang thực hiện để nâng cao tiến độ giải ngân, quyết tâm phấn đấu đến 31/12 đạt tiến độ khoảng 90% và hoàn thành 100% đến tháng 1/2023.

Một số giải pháp cụ thể được Phó Thủ tướng gợi ý như tiếp tục rà soát, thu hồi vốn từ những dự án đã ghi vốn cho năm 2022 nhưng chưa có dự án đầu tư, chưa đấu thầu để phân bổ cho dự án có khả năng hoàn thành từ nay tới 31/12/2022; rà soát dự án, các nhà thầu đang vướng mắc về mặt bằng để phân công các tổ công tác xuống làm việc với địa phương, phối hợp giải phóng mặt bằng sớm để nhà thầu có mặt bằng thực hiện; tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu có công trình đã đủ điều kiện, có mặt bằng nhưng chậm thực hiện do vướng mắc về các quy định liên quan giá vật liệu xây dựng thay đổi...

“Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh giải ngân nhưng phải gắn với đẩy nhanh tiến độ, tập trung hoàn thành công trình, bảo đảm chắc chắn về pháp lý. Không giải ngân để chạy theo thành tích, tránh tình trạng giải ngân được nhưng không có công trình… Thành phố vừa triển khai, vừa tổng hợp kết quả thực hiện để tiếp tục báo cáo, giúp Chính phủ cũng như các bộ, ngành nắm thông tin, làm cơ sở cho tập trung điều hành, đưa ra các giải pháp tháo gỡ trên tinh thần đồng tình, ủng hộ cao cho thành phố ”, Phó Thủ tướng Chính phủ lưu ý.

Diệu Linh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đấu thầu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Giá trúng thầu chênh lệch nhiều tỉ đồng với giá thị trường, đâu là giải pháp minh bạch?

Gần đây, một loạt lãnh đạo trong ngành Y tế và Giáo dục bị khởi tố bởi liên quan đến những sai phạm trong công tác đấu thầu, nhiều gói thầu bị nâng giá khiến công quỹ bị thất thoát, xây dựng hồ sơ mời thầu để giành cho các doanh nghiệp "sân sau" trúng thầu, liên kết để thẩm định giá không đúng giá trị. Đơn cử ngay Gói thầu mua sắm thiết bị do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội làm chủ đầu tư có giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đâu là giải pháp cho việc thẩm định giá, xây dựng dự toán minh bạch?

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-ra-soat-thu-hoi-von-nhung-du-an-da-ghi-von-cho-nam-2022-nhung-chua-co-du-an-dau-tu-204366.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com