Xem nhiều

Hà Nội: Triển khai giải pháp phòng chống Covid-19, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

29/07/2020 15:45

Kinhte&Xahoi Với tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu triển khai các giải pháp phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Ngày 29/7, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban công tác tháng 7 năm 2020 dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn; Ngô Văn Quý; Nguyễn Thế Hùng; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn dự tại các điểm cầu địa phương.

 UBND TP Hà Nội giao ban công tác tháng 7 năm 2020

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, hội nghị tập trung thảo luận việc giải ngân vốn đầu tư công và công tác phòng, chống dịch. Chủ tịch UBND thành phố đề nghị lãnh đạo các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã đi sâu đánh giá nội dung kết quả đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, phấn đấu đạt được mục tiêu, chỉ tiêu cao nhất về phát triển kinh tế - xã hội.

Với tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu triển khai các giải pháp phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. 

Thu ngân sách 7 tháng đầu năm đạt 59,5% dự toán

 Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước tháng 7, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2020.

Theo đó, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố 7 tháng đầu năm (bao gồm cả số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn) ước thực hiện 165.958 tỷ đồng, đạt 59,5% dự toán, bằng 102,3% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương thành phố Hà Nội ước thực hiện 7 tháng đầu năm 2020 là 36.998 tỷ đồng, đạt 35,8% dự toán và tăng 8,1% so với cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển là 14.375 tỷ đồng, đạt 32% dự toán (tăng 29,6% so với cùng kỳ), chi thường xuyên là 22.611 tỷ đồng, đạt 46,7% dự toán và bằng 97,8% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 1.437 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng trước và giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Có 9/12 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Xăng, dầu giảm 48,9%; máy móc thiết bị phụ tùng giảm 22,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 45,9%; hàng dệt may giảm 21,8%; giày dép và sản phẩm từ da giảm 21,3%... Nhóm hàng nông sản tăng 35% cùng kỳ, trong đó gạo tăng 119,2%. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 8.291 triệu USD, giảm 7,6% cùng kỳ năm 2019.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Tháng 7 ước đạt 2.558 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 ước tăng 4,9% so với tháng trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 11%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,9%; ngành khai khoáng tăng 2,2%. Tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

 Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 

Khách du lịch đến Hà Nội đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 63,3%

 Khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 7 ước đạt 1,19 triệu lượt khách, tăng 51,2% so với tháng 6/2020, giảm 51,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: khách quốc ước đạt 16,6 nghìn lượt khách, tăng 26,9% so với tháng trước và giảm 96,5% so với cùng kỳ năm trước (gồm 16,6 nghìn lượt khách quốc tế có lưu trú, cơ bản là khách công vụ, ngoại giao, người lao động nước ngoài); khách du lịch nội địa ước đạt 1,18 triệu lượt khách, tăng 51,6% so với tháng trước và giảm 40% so với cùng kỳ năm trước (gồm 437 nghìn lượt khách du lịch nội địa lưu trú và 744 nghìn lượt khách du lịch nội địa trong ngày).

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3.475 tỷ đồng, tăng 50,2% so với tháng trước và giảm 57,7% so với cùng kỳ năm trước (giảm 4.742 tỷ đồng). Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 34.14%, tăng 4.96% so với tháng 6/2020 và giảm 30.6% cùng kỳ 2019

Tính chung 7 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Nội đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ, trong đó: khách quốc tế đạt khoảng 1 triệu lượt, giảm 72,5% so với cùng kỳ năm trước (gồm 721,7 nghìn lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú và 282 nghìn lượt khách du lịch trong ngày); khách du lịch nội địa ước đạt 5,13 triệu lượt khách, giảm 60,7% so với cùng kỳ năm trước (gồm 1,74 triệu lượt khách du lịch nội địa lưu trú và 3,38 triệu lượt khách du lịch nội địa trong ngày).

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 22.426 tỷ đồng, giảm 61,3% so với cùng kỳ năm trước (giảm 35.468 tỷ đồng). Công suất sử dụng phòng trung bình ước đạt khoảng 32.74%, giảm 37.16% cùng kỳ.

Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh

7 tháng đầu năm, Thành phố tập trung chỉ đạo, đôn đốc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và tháo gỡ khó khăn; đồng thời rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng trong tiếp cận đất đai.

Đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai thực hiện các chính sách của Thành phố về cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty...

Thu hút đầu tư trong nước: Thành phố đã quyết định chủ trương đầu tư 55 dự án, tổng vốn 17 nghìn tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 59 dự án, tổng vốn 65,4 nghìn tỷ đồng.

Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2,8 tỷ USD, trong đó cấp mới 339 dự án, vốn đăng ký 431 triệu USD; 91 lượt dự án tăng vốn thêm 1,2 tỷ USD và 1,17 tỷ USD góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm đạt 14.798 doanh nghiệp, vốn đăng ký 203 nghìn tỷ đồng, giảm 5% về số lượng doanh nghiệp nhưng tăng 6% vốn đăng ký so với cùng kỳ; có 1.333 doanh nghiệp giải thể, tăng 18% cùng kỳ; 6.921 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 34% cùng kỳ; 3.713 doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến nay đạt 293.121 doanh nghiệp. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

Quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực

Thành phố đẩy nhanh tiến độ lập và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn, phấn đấu cơ bản phủ kín quy hoạch tiến tới quản lý theo quy hoạch; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khung về giao thông, an toàn giao thông; duy trì tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

Trong đó, đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình giao thông trong danh mục các dự án trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2016-2020; triển khai dự án Đầu tư hệ thống nhà chờ xe buýt và biển quảng cáo trên dải phân cách giữa tại 12 quận nội thành theo hình thức Hợp đồng BOO; nghiên cứu phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng; xây dựng cơ sở dữ liệu về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông và Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông...

 Quang cảnh hội nghị

Tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển giao thông công cộng. Triển khai tốt các phương án tổ chức, phân luồng giao thông; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn giao thông; số vụ tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả ba tiêu chí so với cùng kỳ.

Tiếp tục đôn đốc tiến độ các dự án cấp nước đã được UBND Thành phố giao thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu về nước sạch năm 2020. Hoàn thiện hồ sơ thẩm định điều chỉnh quy hoạch cấp nước theo yêu cầu của Bộ Xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ; triển khai kế hoạch cấp nước mùa hè toàn Thành phố; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án để đưa ra lộ trình ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm.

Đến nay, tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước sạch đạt 100%; khu vực nông thôn, hệ thống mạng cấp nước đã hoàn thành có khả năng đấu nối cấp nước đạt trên 78% số hộ dân khu vực nông thôn.

Tiếp tục mở rộng diện tích cây xanh, cắt tỉa và gia cố cây xanh đảm bảo an toàn mùa mưa bão; đảm bảo chiếu sáng và vệ sinh môi trường; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực.

Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo; ứng dụng công nghệ tiếp tục được quan tâm; Công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; các hoạt động đối ngoại tiếp tục được lãnh đạo thành phố quan tâm toàn diện, sâu rộng.

Triển khai giải pháp phòng chống dịch bệnh gắn với đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế

Tháng 8 và các tháng cuối năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện những diễn biến phức tạp trong những ngày cuối tháng 7/2020, Thành phố tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình công tác, đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh gắn với đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế.

Triển khai tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng bộ Thành phố. Chuẩn bị tốt nội dung phục vụ các chương trình làm việc của Thành ủy và HĐND Thành phố. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế.

Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 07/CTr-UBND ngày 09/01/2020 của UBND Thành phố về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và dự toán ngân sách năm 2020; các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý đầu tư, xây dựng để nâng cao hiệu quả đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục cắt giảm thời gian các thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành; mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI.

Đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục thành lập các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Thực hiện tốt việc kết nối cung - cầu hàng hóa; ổn định nguồn cung thịt lợn và các loại thực phẩm thay thế; đẩy mạnh tái đàn lợn. Chăm sóc tốt cây trồng vụ mùa, đảm bảo diện tích cây trồng vụ đông. Rà soát, kiểm tra đảm bảo tốt công tác phòng chống lũ lụt, ngập úng trong mùa mưa bão.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác thu ngân sách; đôn đốc thu nợ thuế, tiền thuê đất; khai thác các khoản thu, nhất là từ đất và đấu giá đất, tiền thuê đất nộp một lần.Chỉ đạo chi ngân sách đúng luật, hiệu quả, kịp thời.

Đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư; rà soát từng dự án đầu tư công, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân, tạo vốn thực hiện kích thích phát triển KTXH, trong đó đặc biệt chú trọng các dự án khởi công, hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội Đảng toàn quốc.

Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị; phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học; Đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, văn trên địa bàn; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tăng cường phối hợp với Thường trực HĐND, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội thực hiện tốt công tác phòng chống dịch và các nhiệm vụ chính trị, phát triển KTXH.

Vừa phát triển sản xuất, vừa phòng chống dịch

Tại phiên họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp dịch Covid-19, Sở đã chỉ đạo các đơn vị y tế quận, huyện tiếp tục thực hiện công điện khẩn số 05/CĐ-UBND của TP về phòng chống dịch Covid-19.

Phối hợp với TT-TT rà soát các trường hợp đi từ Đà Nẵng về từ đầu tháng 7/2020. Các trường hợp về từ Đà Nẵng có biểu hiện sốt, ho, khó thở sẽ được xét nghiệm Covid-19. Đồng thời, Sở tiếp tục thực hiện khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, sát khuẩn tay,…

Cũng trong tháng 7, Sở Y tế Hà Nội đã tập trung quyết liệt công tác phòng, chống các dịch bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng và các dịch bệnh khác. Với tình hình sốt xuất huyết, tính lũy kế đến nay, có 1.112 trường hợp mắc bệnh ở 29 quận huyện, chỉ có thị xã Sơn Tây chưa có ca mắc. Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống các dịch sốt xuất huyết, chân tay miệng; tiếp tục chuẩn bị cơ sở vật chất sẵn sàng tiếp nhận nếu có ca dương tính với Covid-19.

 Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền báo cáo

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng, trong tháng 7, ngành GD&ĐT Hà Nội đã tập trung cho công tác thi tuyển vào lớp 10. Đây là kỳ thi thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Đánh giá tổng quan của Sở cho thấy, công tác tuyển sinh diễn ra an toàn, đúng quy chế.

Trong tháng 8, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp lớp 1, lớp 6 và mầm non 5 tuổi; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 để có những chuẩn bị cho công tác giáo dục trong thời gian tới.

Về lĩnh vực văn hóa, thể thao, Giám đốc Sở Văn hóa Tô Văn Động cho biết, trong tháng 7 Sở đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội, Tổng Công ty du lịch bảo đảm tổ chức thành công hơn 100 sự kiện văn hóa, thể thao trên địa bàn. Qua đó đã thu hút được nhiều khách tham quan, du lịch, góp phần kích cầu du lịch địa phương. Thời gian tới, Sở đề nghị TP phê chuẩn xây dựng 108 nhà văn hóa các thôn, để hoàn thành Chương trình 04; sớm quyết định hỗ trợ trùng tu các di tích xuống cấp nghiêm trọng tại các quận huyện. Sở cũng đã chuẩn bị xong các sự kiện văn hóa, thể thao từ giờ đến cuối năm với gần 60 sự kiện; đồng thời tiếp tục nắm tình hình dịch bệnh Covid-19 để chuẩn bị triển khai.

Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cho biết, trong tháng 7, chỉ số phát triển thương mại và công nghiệp có tăng trưởng khá. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 ước tăng 4,9% so với tháng trước, tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tháng 7 ước đạt 256,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,84% tháng trước và tăng 11,9% cùng kỳ năm 2019; tính chung 7 tháng đầu năm đạt 1.658,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,9% cùng kỳ. Đây là tín hiệu rất khả quan góp phần cho phát triển kinh tế của Thủ đô.

 Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng phát biểu

Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại tiếp tục, đây cũng sẽ là những khó khăn cho TP. Sở đã có văn bản gửi các quận huyện, thị xã về gói chương trình kích cầu hàng hóa, mong muốn các quận, huyện thực hiện tốt chương trình kích cầu. Đồng thời, kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện phối hợp tháo gỡ khó khăn; hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện thủ tục hành chính nhanh, gọn; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các dự án cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập sớm hỗ trợ doanh nghiệp mặt bằng phát triển sản xuất.

Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện, trong tháng 7, Sở đã hoàn thành 46 nhiệm vụ được TP giao và không có nhiệm vụ quá hạn. Sở đã phối hợp cùng Công an TP tổ chức bảo đảm chống ùn tắc giao thông trên 89 địa điểm có nguy cơ; bảo đảm an toàn giao thông cho 14 công trình trọng điểm; giải quyết các bất cấp về tổ chức giao thông trên địa bàn Thủ đô. Tình hình trật tự an toàn giao thông tiếp tuc được bảo đảm, Sở đã xử lý 1.783 vụ vi phạm về TTATGT. Tai nạn giảm cả 3 tiêu chí.

Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp các quận, huyện kiểm tra 68 công trình bảo đảm ATGT; rà soát chỉnh trang các công trình giao thông để chào mừng thành công của Đại hội Đảng TP. Từ 1/8/2020, Sở phối hợp với Tổng cục Đường bộ cải tạo mặt cầu Thăng Long. Để thực hiện tốt công tác này, Sở sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để phân làn, bảo đảm ATGT, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân.

 Công Thọ - Thuỷ Tiên - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại OCB: Xuất hiện thêm nhiều nạn nhân

Như nội dung đã phản ánh trong bài viết “Tiền của khách hàng bốc hơi ngay tại Hội sở, Ngân hàng OCB phủi trách nhiệm! ” đăng ngày 29/04/2020, Toà soạn TTV24 đã liên tục nhận được đơn thư kêu cứu của rất nhiều khách hàng gửi về tương tự như trường hợp của bà Huỳnh Tuyết Hằng.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/ha-noi-trien-khai-giai-phap-phong-chong-covid-19-phat-trien-kinh-te-bao-dam-an-sinh-xa-hoi-391322.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com